More Than a Cry for Dead Victims
Dr. Pham Hông Son
Special to The Epoch Times
Apr 19, 2008
Did any of the casualties in Darfur's genocide or dead victims of the recent Chinese crack-down in Tibet, and of the Chinese shootings in the sea around Vietnam's Paracel and Spratley islands, glance at the official website of the upcoming Beijing Olympics which contains the slogan: "'One World One Dream fully reflects the essence and the universal values of the Olympic spirit–Unity, Friendship, Progress, Harmony, Participation and Dream. It expresses the common wishes of people all over the world, inspired by the Olympic ideals, to strive for a brightfuture of Mankind"?
I am not certain enough to answer for the casualties in Darfur and victims in Tibet, but I am very sure that no Vietnamese victims would have glanced at the website because all of them were merely fishermen too poor to care about internet information. And could that flaw help their souls experience less suffering as they did not know that the authorities who devised those kind words also stood behind their death? No one knows.
There is no doubt that a growing number of people around the world, including several of the world's powerful politicians and celebrities, are acting against the upcoming Beijing Olympics, from delicate gestures to overt calls for boycott. Many see the recent anti-human rights-conduct of the Chinese authorities as the main cause for the heat in the current protest but a root-cause seems further away.
First it needs to be made clear that no one opposes the noble-spirited games of the Olympics. Most people can also agree that the pride and great benefits in hosting the Olympics should be shared among people around the world. So it might be welcome when such a big country as China is to host the Olympic Games. But history tells us of a rogue regime which took advantage of the Olympics to advance a sinister hidden ambition. The 1936 Olympics in Berlin under Hitler's regime was the case.
And now consider China's Olympics. China has had an ambition to dominate the world since it was newly founded. China is a casual name for the People's Republic of China which was established on the mainland by Chinese communists in 1949, as distinct from Republic of China (Chinese Taipei or Taiwan) founded by Chinese nationalists on the off-shore island. A China map presented in "Brief history of modern China" published in Beijing in 1954 featured China's borders covering large parts of the former orient and central Asia belonging to the former Soviet Union and the whole Korean peninsula, Burma, Thailand, Laos, Viet Nam. Cambodia.
Four years earlier China attacked and occupied the independent Tibetan state, China's neighbor in the west. In 1956, at the Chinese communist party central committee's congress, Mao Zedong, the communist leader stressed: "We must become a world's leading country in the fields of culture, science, technology and industry. It is unacceptable if we do not become a superpower in a few decades."
In the two subsequent decades, China made every effort to realize that ambition but failed by conducting paranoid-like programs such as the "Great Leap Forward", "the Four Modernizations" and "the Cultural Revolution" that cost dozens of millions of lives and the devastation of the natural and social environment. From the post-Mao period until now, China's hegemony seems less vocal but always firm. Deng Xiaoping, a successor of Mao, and regarded as the author of China's opening in 1978, uttered his philosophy in a proverb-like statement: "it doesn't matter if a cat is black or white as long as it catches mice".
This immoral philosophy has led China to economic growth of about ten percent p.a for nearly two decades regardless of the disastrous consequences to nature and society. The power of the ruling party has been enhanced greatly but it is the reverse for the people. A ruthless repression of pro-democracy students in Tiananmen Square in 1989 and the large-scale persecution of Falun Gong followers in 1999 are typical examples.
Military build-up
While newly escaping from the low-income list, China has invested a great deal in military strength. The defense budget was stealthily growing for years. Now China has already 2.3 million military personnel–the world's largest. The figure officially annnounced for the increase in China's defense budget last year was 17.8 percent, and for this year 17.6 percent, up to $58.8 billion; military experts estimate that the true figure is more than twice that announced by China.
The Chinese navy has been equipped with new high-tech facilities and is regarded as the strongest in the region. Seemingly to assuage the world's concerns, China has conducted a series of deflecting tactics such as taking limited part in unravelling international problems like North Korea's nuclear threat, sending troops for the UN peacekeeping force in Liberia, and a recent agreement to establish a telephone link between its defense department and United States. Those tactics seem to be bought even by Bush's administration except perhaps for the Pentagon.
We want to believe in China, but the fact is that China is expanding flagrantly its control and invasion over the sea and islands of Vietnam–the Paracels and Spratley which are important strategic positions in the international sea route.
We think about China's hostile behavior toward the Dalai Lama's demand only for real autonomy in Tibet; and China's ambiguous attitude toward rogue regimes in Burma, Sudan, Iran. So it is obvious that China's hegemony is advancing region-wide and what happens to humankind if one day such a violence-favoring regime grows strong enough to dominate the world?
And back to the upcoming Olympics. Although China had conducted a great deal of political and economic lobbying, one important but intangible thing which helped China win the 2008 Olympics hosting rights was the altruism of humankind. The right to host the 2008 Olympics Games seven years ago was preceded by the promise of China's leaders, implicitly and explicitly, to improve its own poor human rights record.
Tragic images
At the time the world, especially people in countries with a free-press which are also powerful members of the IOC, could not forget the tragic images of the 1989 Tiananmen Square, Falun Gong's persecution or China's abysmal human rights record...and it might have been sure that everyone hoped and expected the highly-ethical Olympics spirit would inspire the host country's leaders' toward a more liberal society. But so far the reality has been the opposite.
The attempts of China's leaders to make man-made wonderworks at any cost have caused fatal consequences. Until last month China's authorities did not recognize the lost lives in building Olympics facilities and the exact death toll is still unknown, not to mention the anguish of displaced people.
An irony for nature is that the Shunyi "water heaven" water park that can shoot 134 meters high, has been built on the dried-out remains of the Chaobai River, and many athletes are considering using masks in the upcoming games.
And as usual the authorities have been making every effort to silence any citizen who dares to address real human rights issues, as was the case of a recent 3.5 year-prison sentence given to a 35 year-old man named Hu Jia for his peaceful activism on AIDS and human rights issues.
Betrayal
This disappointing reality has just made those who had supported Beijing hosting the Olympics feel completely betrayed. And the recent Chinese crackdown, with some 140 Tibetan monks and civilians killed, only serves as an additional drop to a brim-full glass of indignation. Altruism itself feels betrayed.
Though Polish P.M Donald Tusk, Czech President Vaclav Klaus, Estonian President Toomas Hendrik Ilves and German Chancellor Angela Merkel have refused to attend the Beijing Olympics opening ceremony on August 08; though many like Reporters Sans Frontières and the human rights activist Mia Farrow vowed to continue to protest; and though the Beijing Olympic Torch relay has been facing unwelcome attention, the final outcome has to be seen.
But one thing for certain is that the activism against the upcoming Beijing Olympics has been in the interests of a bullied people, including about 1.3 billion in China, and in the hope for a friendly and peaceful future for humankind.
http://www.theepochtimes.com/news/8-4-19/69430.html
Không chỉ là lời ai điếu cho những nạn nhân đã chết
Không biết những nạn nhân của đợt diệt chủng tại Darfur, hoặc các nạn nhân chết tức tưởi trong các cuộc đàn áp của Trung Quốc mới đây tại Tây Tạng, và các vụ bắn giết của hải quân Trung Quốc trên biển cả chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, liếc nhìn vào trang web chính thức của Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới đây, trong đó có đoạn viết sông nhi6en sặcc mùi khẩu hiệu như sau: “ ‘Một Thế Giới, Một Giấc Mơ’, hoàn toàn phản ánh tính chất và giá trị phổ quát của tinh thần Thế vận hội – Hợp nhất, Hữu nghị,Tiến bộ, Hài hoà, Hợp tác và Ước mơ. Nó thể hiện những ước muốn bình thường của mọi người trên thế giới, được dìu dắt từ lý tưởng Thế vận, để phấn đấu cho một tương lai tươi sáng của nhân loại”, hay không ? Tôi không dám chắc là mình có thể nói hộ những nạn nhân tại Darfur và các nạn nhân tại Tây Tạng, nhưng tôi chắc chắn rằng không một nạn nhân Việt Nam nào sẽ liếc nhìn vào trang web trên, vì tất cả họ chỉ đơn thuần là những ngư dân quá nghèo nàn để quan tâm vào các thông tin trên mạng internet. Và những lời thắm thiết kia có đủ làm dịu nỗi đau cho linh hồn bất hạnh, vì họ đâu có ngờ rằng những người có thẩm quyền đã nghĩ ra các hàng chữ tử tế đó, cũng chính là những kẻ đứng đằng sau cái chết của họ? Không ai biết được.Rõ ràng là ngày càng có nhiều nhân vật khắp địa cầu này, trong số đó có những chính trị gia quyền uy quốc tế cùng những nhân vật nổi danh đang tỏ thái độ đối với Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới, từ các động thái lịch sự đến những lời kêu gọi tẩy chay công khai. Nhiều người coi hành vi chống nhân quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc mới đây là nguyên nhân chính gây ra sự nóng bỏng trong các cuộc biểu tình phản đối hiện thời, nhưng dường như cội rễ của vấn đề có vẻ còn sâu sắc hơn thế.Điều trước tiên cần nói cho rõ là, không một ai muốn chống đối tinh thần cao thượng của Thế vận hội. Hầu như ai cũng có thể đồng ý rằng niềm hãnh diện và các quyền lợi to lớn trong việc đứng ra tổ chức Thế vận hội nên được san sẻ đều cho mọi người trên thế giới. Cho nên cũng đáng mừng khi một quốc gia lớn như Trung Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội. Nhưng lịch sử cho chúng ta biết có một trường hợp, trong đó một chế độ bạo ngược đã lợi dụng Thế vận hội để tiến hành một tham vọng thâm hiểm. Thế vận hội 1936 tại Bá Linh dưới chế độ Hitler chính là trường hợp đó. Và bây giờ ta hãy xem xét trường hợp Trung Quốc. Từ thuở lập quốc đến giờ, Trung Quốc luôn có một tham vọng để thống trị thế giới. Trung Quốc là tên thường gọi của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, do những người cộng sản Trung Hoa thiết lập trên lục địa năm 1949, để phân biệt với Trung Hoa Dân Quốc (Trung Hoa Ðài Bắc hay Ðài Loan) do những người Trung Hoa quốc gia thiết lập trên một hòn đảo ngoài khơi. Một tấm bản đồ Trung Quốc được trình bày trong Lược sử Trung Hoa hiện đại, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1954, cho thấy biên giới của Trung Quốc bao gồm phần lớn vùng cựu Tây Á và Trung Á thuộc về Liên bang Xô viết cũ, và toàn bộ bán đảo Triều Tiên, Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia. Bốn năm trước đó, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng nước láng giềng Tây Tạng ở về phía tây. Năm 1956, tại hội nghị uỷ ban trung ương đảng CS Trung Quốc, Mao Trạch Ðông người lập ra Trung Quốc, đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới trên các mặt văn hóa, khoa học, kỹ thuật, và công nghiệp. Không thể chấp nhận được nếu trong vài thập niên sắp tới đây chúng ta không trở thành một cường quốc”. Hai thập niên sau đó, Trung Quốc dồn nỗ lực để thực hiện tham vọng này nhưng đều bị thất bại vì tiến hành các chương trình hoang tưởng như “Bước đại nhảy vọt ”, “Bốn hiện đại”, và “Cách mạng văn hóa”, làm huỷ diệt hàng triệu sinh linh và tàn phá môi trường thiên nhiên lẫn xã hội. Từ thời kỳ sau Mao cho đến nay, tham vọng bành trướng của Trung Quốc có vẻ như đã bớt ồn ào nhưng vẫn luôn kiên định.Ðặng Tiểu Bình, người kế vị Mao, và là người chủ xướng đường lối mở cửa của Trung Quốc vào năm 1978, đã thốt ra lý thuyết của ông ta qua một câu nói giống như cách ngôn như " mèo trắng hay mèo đen đều được cả”. Quan điểm vvô đạo này đã đưa mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10% suốt non hai thập niên mà không đếm xỉa gì đến những hậu quả thảm khốc gây ra cho thiên nhiên và xã hội. Quyền lực của giới thống trị được tăng lên nhiều, trong khi đó vị trí của người dân thì ngược lại. Điển hình là cuộc đàn áp tàn nhẫn đối với các sinh viên học sinh ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 và đợt trù dập quy mô đối với các thành viên của tổ chức Pháp Luân Công vào năm 1999.Vừa mới thoát khỏi danh sách các nước nghèo, Trung Quốc đã lao ngay vào đầu tư sức mạnh quân sự. Trong nhiều năm qua, ngân sách quốc phòng cứ ngầm tăng đều. Hiện nay Trung Quốc có một quân đội 2.3 triệu người - lớn nhất thế giới. Con số chính thức đươc thông báo về việc gia tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hồi năm ngoái là 17.8% , và 17.6 % cho năm này, với số tiền lên đến 58.8 tỷ Mỹ kim; các chuyên gia quân sự ước tính con số còn hơn gấp đôi con số do Trung Quốc đưa ra. Hải quân Trung Quốc được trang bị bằng nhiều phương tiện kỹ thuật cao, và được coi là mạnh nhất trong khu vực. Để làm dịu mối quan ngại của quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các động thái để đánh lạc hướng dư luận, như hạn chế can dự vào việc giải quyết các khó khăn của thế giới như mối đe doạ hạt nhân của Bắc Hàn, gởi quân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Liberia, và mới đây đồng ý thiết lập một đường dây điện thọai giữa bộ quốc phòng của họ và Hoa Kỳ. Những thủ đoạn này có vẻ đã làm đẹp lòng chính phủ của ông Bush, nhưng không qua mắt được Lầu Năm Góc.
Chúng ta rất muốn tin cậy Trung Quốc, nhưng điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là sự kiện Trung Quốc đang trắng trợn bành trướng sự kiểm soát và xâm phạm vào vùng biển cùng các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là các vị trí chiến lược quan trọng trên hải trình quốc tế; chúng tôi quan tâm đến hành vi hung bạo của Trung Quốc đối với khuyến nghị của đức Ðạt Lai Lạt Ma là chỉ muốn có một nền tự trị thật sự cho Tây Tạng; và chúng tôi quan ngại về thái độ mờ ám của họ đối với các chế độ tàn bạo như Miến Ðiện, Sudan, Iran. Do đó, rõ ràng là tham vọng bành trướng của Trung Quốc đang lan ra toàn khu vực ; vậy thì điều gì sẽ xảy ra cho nhân loại nếu một ngày nào đó, kẻ bành trướng bá quyền có đủ sức mạnh quyền lực để thống trị thế giới?Xin trở lại Thế vận hội sắp tới. Mặc dầu Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch vận động hành lang to lớn về chính trị và kinh tế, một sự kiện quan trọng nhưng vô hình đã giúp Trung Quốc đoạt được quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội 2008 là lòng hào hiệp của nhân loại. Một trong những minh chứng cho kết luận này là: bảy năm trước đây, khi giao cho Trung Quốc quyền tổ chức Thế vận hội 2008, các lãnh tụ Trung Quốc đã đưa ra lời hứa hẹn, công khai hoặc kín đáo, là sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền rất kém cỏi của chính họ. Thế giới vào lúc đó, đặc biệt là những người ở các quốc gia có tự do báo chí, là thành viên nhiều quyền thế trong Uỷ ban Thế vận Quốc tế, đã không thể quên được những hình ảnh thê lương của Thiên An Môn 1989, sự bách hại nhóm Pháp Luân Công, hoặc các bản phúc trình về tình hình nhân quyền tệ hại... Và hẳn nhiên là khắp nơi đều hy vọng và kỳ vọng rằng tinh thần cao cả Thế vận hội sẽ giúp các lãnh tụ của quốc gia chủ nhà mở trí ra để thoát khỏi đầu óc hẹp hòi. Nhưng cho đến nay thì thực tế đã cho thấy điều ngược lại.Các toan tính của giới lãnh đạo Trung Quốc để tạo ra các kỳ tích nhân tạo bằng bất cứ giá nào đã gây ra nhiều hậu quả có tác hại khôn lường. Cho đến tháng trước đây, nhà cầm quyền Trung Quốc đã không nhìn nhận rằng có vấn đề tổn thất nhân mạng trong việc xây dựng các công trình Thế vận, và con số thương vong chính xác vẫn chưa được tiết lộ, đó là chưa nói đến nỗi thống khổ của những người dân phải di dời chỗ ở. Một điều trớ trêu cho thiên nhiên là công viên dưới nước «thiên thuỷ» Thuấn Nghĩa có thể bắn nước lên cao đến 134 thước, lại được xây dựng trên phần khô cạn của giòng sông Triều Bạch, và nhiều lực sĩ đang xem xét đến việc phải dùng khẩu trang cho Thế vận hội sắp tới.Và như thường lệ, nhà cầm quyền đang dùng mọi biện pháp để bịt miệng bất cứ người dân nào dám nêu ra các vấn đề nhân quyền, như trường hợp một bản án 3 năm rưỡi mới đây dành cho ông Hồ Giai, 35 tuổi, vì các hoạt động ôn hòa của ông ta để giúp đỡ những người mắc bệnh AIDS và các vấn đề nhân quyền. Thực tế đáng buồn này đã khiến những ai từng ủng hộ Bắc Kinh đứng ra tổ chức Thế vận hội cảm thấy bị phản bội hoàn toàn. Rồi thì một giọt nước làm tràn miệng một ly nước phẫn nộ khi Trung Quốc tiến hành đợt đàn áp thô bạo dẫn đến hậu quả là 140 tu sĩ và thường dân Tây Tạng bị thiệt mạng. Lòng hào hiệp đến lúc này cũng cảm thấy bị phản bội.Mặc dù Thủ tướng Ba Lan ông Donald Tusk, Tổng thống Cộng hoà Czech ông Vaclav Klaus, Chủ tịch nước Estonian ông Toomas Hendrik Ilves, và Thủ tướng Ðức bà Angela Merkel đã từ chối không tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày 8/8; mặc dù nhiều người khác như Tổ chức Phóng viên không biên giới và nhà họat động nhân quyền Mia Farrow đã tuyên bố là sẽ tiếp tục phản đối; và mặc dù cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh đang gặp phải thái độ thiếu thiện cảm: mặc dù như thế, đã có thể thấy trước kết cục rồi. Nhưng chắc chắn là những hoạt động chống Thế vận hội Bắc Kinh đã nhằm bảo vệ quyền lợi của những dân tộc bị ức hiếp, trong đó có cả trên dưới 1.3 tỉ người dân Trung Quốc, và nhắm đến một tương lai hữu nghị và hoà bình cho nhân loại.
Phạm Hồng Sơn
April 3, 2008
Xuyến Như (thongluan) chuyển ngữ