Suy nghĩ sau bài viết “Thảo luận với Hà Sĩ Phu” của Lữ Phương
Sau khi đọc bài viết “Thảo luận với Hà Sĩ Phu“ của tác giả Lữ Phương, tôi có một số suy nghĩ, muốn được cùng chia sẻ với mọi người, nên mạnh dạn viết ra ở đây.Tôi xin trích 04 đoạn sau đây trong bài viết trên để làm cơ sở cho những suy nghĩ của mình:Trích đoạn 1: “Hà Sĩ Phu được đào tạo như một cán bộ khoa học tự nhiên, nhưng từ khi đất nước bước vào thời kỳ "đổi mới", ông đã quan tâm đặc biệt đến tình hình vãn hoá, tư tưởng trong cái chế độ mệnh danh "xã hội chủ nghĩa" mà ông được đào tạo và sinh sống. Khởi đầu từ tình trạng gọi là "nghịch lý" diễn ra trong tất cả mọi lĩnh vực của chế độ (nói một đằng làm một nẻo, lý thuyết cho là đẹp đẽ nhưng thực hiện rất tồi tệ, mục đích cho là cao thượng nhưng hành động gian xảo …) ông đã phăng ra cái cãn bệnh cố hữu về tinh thần không phải chỉ của chế độ mà còn của cả cái cộng đồng quốc gia mà ông là một thành phần. Với ông, việc phê bình chế độ cộng sản hiện hữu do đó chỉ là điểm khởi hành để vươn tới mục đích cao hơn là canh tân tư duy dân tộc, vì theo ông " cộng sản chỉ là biều hiện của một não trạng ngàn đời của dân tộc". Trích đoạn 2: “Nhận ra tính chất tư biện và không tưởng trong lý luận của Marx là điều không mới trong giới nghiên cứu chủ nghĩa Marx từ trước đến nay. Tôi không có gì để tranh cãi với Hà Sĩ Phu ở điểm này. Nhưng vấn đề cần bàn luận ở đây chính là những luận cứ mà tác giả đưa ra để phê phán Marx: thay vì cố gắng đi vào tìm hiểu từ cái hệ thống suy luận nội tại của học thuyết Marx để chứng minh, tác giả lại dựa vào rất nhiều thứ không có trong Marx, không phải của Marx, những cái đã bị biến thái, bị ngộ nhận, từ rất nhiều nguồn khác nhau – quan trọng nhất là từ thứ ý thức hệ phản Marx trong chế độ mệnh danh "chủ nghĩa xã hội hiện thực" cộng với những công kích dễ dãi của các loại chủ nghĩa chống cộng ra đời trong cuộc Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ trước nay vẫn còn tàn dư – qua đó xây dựng nên một thứ hình ảnh giả định về "chủ nghĩa Mác" để phê phán và làm cho sự phê phán ấy mất đi sự nghiêm chỉnh cần phải có.”Trích đoạn 3: “Vấn đề nhìn lại bản sắc truyền thống dân tộc, qua sự phân tích của tác giả, đã mang nhiều điểm độc đáo, nhưng cũng có nhiều điều tuỳ tiện, khó thuyết phục. Cũng như với "chủ nghĩa Mác-Lênin", chuẩn mực tác giả dựa vào để phê phán những nhược điểm trong vãn hoá cổ truyền của người Việt là nền Vãn minh được tác giả coi là tiêu biểu cho Trí tuệ, Khoa học, Dân chủ, Nhân quyền thể hiện trong chế độ tư bản hiện đại. Dựa trên tiêu chuẩn ấy mà xét thì vãn hoá cổ truyền của Việt Nam cho đến bây giờ vẫn giẵm chân trong cái nền vãn hoá châu Á thời nông nghiệp thiếu nãng động, thiếu duy lý, thiếu rành mạch, biểu hiện rất cụ thể cả trong chế độ cộng sản mệnh danh "tiên tiến" hiện nay.Trong sự nhận xét tổng quát ấy, có một điều được tác giả quan tâm đặc biệt, quan trọng đến mức coi đó là cái tệ hại nhất của dân tộc, khiến con dân Việt Nam chúng ta " không thể đi xa", tự mình làm "mất quyền làm chủ xã hội" hoặc khả nãng làm chủ có thể "bị diệt tận gốc": ấy là cái sự kiện chúng ta là một dân tộc được tác giả xếp vào những dân tộc " không có Tư tưởng hay coi nhẹ Tư tưởng" (“Thư gửi Đỗ Mạnh Tri”) ! “Trích đoạn 4: “Có thể tác giả sẽ cho rằng những phân tích của ông không phải là một thứ chỉ trích bi quan về dân tộc mình mà chỉ là một sự phản tỉnh, diễn đạt có hơi cường điệu, gay gắt thì cũng chỉ xuất phát từ nỗi mong mỏi đất nước mau thoát ra khỏi cái vũng lầy trì trệ để có thể bước nhanh lên con đường vãn minh trí tuệ của loài người. Chúng ta chia sẻ những ưu tư, những dằn vặt của ông trước sự xuống cấp về vãn hoá của xã hội hiện nay và hiểu được cái khát khao của ông muốn đem vào cuộc sống một cái gì có thể gọi là "tử tế" hơn cho những gì mà chúng ta đang có. Nhưng khi phân tích một cách có hệ thống những gì tác giả viết, tôi thấy, như đã nói qua ở trên, cách xới lên sự kiện, lý giải vấn đề của ông đã quá nghiêng về phần đối chiếu kiểu lôgích hình thức, không có cơ sở trong thực tế, nhất là lại được diễn đạt bằng một lối viết có tính chất cường điệu, đả kích, châm chọc, đầy cảm tính kiểu "vãn nghệ" nên không có đủ sự khách quan, chừng mực để được xem là những suy tưởng chính luận nghiêm chỉnh đáng mong muốn.” 1. Lữ Phương có tình cảm trân trọng và chia sẻ với tinh thần yêu nước, dành nhiều tâm huyết, sức lực cho những vấn đề trọng đại của xã hội, đất nước của Hà Sĩ Phu. Tuy thế, trọng tâm bài viết của Lữ Phương là phê phán cách lập luận của Hà Sĩ Phu trong các tiểu luận của ông. Lữ Phương đã cho thấy một tinh thần tỉnh táo để phê phán trong tình cảm yêu mến giữa những người cùng đang trên con đường Dân chủ, tránh được thái độ tung hô, ca ngợi thiếu thận trọng khi mới thấy những hiện tượng, biểu hiện bên ngoài của cá nhân hay tổ chức vì “ Dân chủ” đã diễn ra trong thời gian gần đây, mà hệ lụy của nó đã rõ.2. Mặc dù chưa có điều kiện đối chiếu và kiểm chứng những lập luận của Lữ Phương về chủ nghĩa Marx khác với cơ sở phê phán của Hà Sĩ Phu, tôi thấy cách lập luận, phân tích của Lữ Phương có sự thuyết phục (minh bạch, logic). Điều này cho ta thấy tinh thần phê phán phải dựa trên dữ liệu khách quan và chính xác cho dù có cùng đi đến một kết luận là “sự tư biện và không tưởng” ở trong chủ nghĩa Marx, đây chính là cơ sở cho một tư duy độc lập có thể tự đánh giá được tình hình sự kiện một cách khách quan, chính xác, không phụ thuộc vào các kết luận đã có hoặc sự ồn ào của dư luận. Đây cũng chính là vấn đề phong trào dân chủ cho Việt nam đã gặp phải trong thời gian vừa qua.3. Sự khái quát đối với tính cách dân tộc của Hà Sĩ Phu, theo tôi, cũng có phần phiến diện và nặng nề, cho dù như Lữ Phương suy đoán là có thể do tác giả “cường điệu” để gây hiệu quả cho nhận thức của dân chúng. Tuy nhiên, về vấn đề này, theo tôi, phải thận trọng vì đặc điểm tính cách của một dân tộc được thể hiện ở nhiều chiều kích khác nhau (không chỉ ở tư tưởng…) và nó bị ảnh hưởng, áp chế bởi nhiều yếu tố. Hơn nữa, nếu đưa ra một nhận định thái quá dễ làm cho ta bi quan, tự ti hoặc ngược lại như đã xảy ra. Theo tôi cả hai thái cực đó cần tránh. Tôi cũng suy đoán, có lẽ do rất bức xúc với những nhiễu nhương của thời cuộc và trãn trở với đất nước nên Hà Sĩ Phu đã cố tình đưa ra một nhận định có phần gay gắt đối với chính dân tộc mình (chính mình?) để đề cao sự cầu thị, cầu tiến chăng. Còn nếu đó là nhận định thẳng thắn của tác giả (Hà Sĩ Phu) thì đó cũng không phải là điều lạ, bởi trước đó đã có nhiều học giả đưa ra những nhận định tương tự (ví dụ: học giả Trần Trọng Kim đã liệt kê một loạt tính xấu có tính phổ quát cho dân tộc Việt trong tác phẩm Việt nam sử lược: hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường nhút nhát, hay khiếp sợ, tâm địa nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, kiêu ngạo và hay nói khoác,…). Theo tôi, một câu chê “quá tay” luôn đem lại điều tốt đẹp cho đối tượng nhiều hơn đối với một lời khen “ hào phóng”. Sự gay gắt, khái quát đó của Hà Sĩ Phu, cho dù tôi không hoàn toàn đồng ý, là một tâm huyết rất xúc động. Tôi cũng đồng ư với Lữ Phương “Cái "bãi lầy" mà dân tộc đang vùng vẫy thoát ra không quá ‘nhão nhẹt’”, nhưng chắc chắn sẽ cần rất nhiều tâm huyết và sự quyết liệt.4. Các bài tiểu luận của Hà Sĩ Phu (như Lữ Phương cãn cứ để phê phán), theo tôi, cái quan trọng nhất là đã đưa ra được đúng vấn đề rất thời sự và chính xác của bối cảnh Việt nam và cách viết, cách lập luận đã gợi mở được những suy tư, thúc giục được lòng tự trọng của người đọc đối với những vấn đề xã hội, chính trị, đó là cái rất cần đối với một xã hội muốn phát triển (ý thức công dân phải mạnh). Đúng là cách viết của Hà Sĩ Phu có mang hơi hướng châm biếm, sâu cay kiểu các cụ đồ ngày xưa, như cách nói của Lữ Phương là “ vãn nghệ”. Nhưng theo tôi, mỗi người có một vãn phong khác nhau để truyền đạt suy nghĩ của mình đến mọi người, miễn là nó hiệu quả (dễ hiểu, chính xác và lay động). Với cách nhìn thế, cách viết của Hà Sĩ Phu, cho dù là “ vãn nghệ”, đã là một cách thức tốt (ít ra là đối với cái cần truyền tải của Hà Sĩ Phu). Hơn nữa, theo tôi, vai trò của vãn nghệ, vãn học cũng rất quan trọng trong việc truyền tải tư tưởng, đôi khi còn hiệu quả hơn cách viết hàn lâm, khoa học khô khan. Tôi nhớ lại có một tác phẩm văn học đã từng được coi là nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng nô lệ ở Hoa kỳ và sau khi cuộc chiến Nam- Bắc kết thúc (phe bãi bỏ chế độ nô lệ chiến thắng) Abraham Lincohn đã gặp ngay tác giả để cảm ơn. Và cũng có nhiều ví dụ tương tự ngay ở Việt nam, như một số tác phẩm của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… đích thực là văn nghệ nhưng đã có tác dụng đối với tiến bộ cho xã hội, cho dù chưa tạo ra được sự thay đổi lịch sử như trường hợp trên ở Hoa kỳ.5. Tinh thần đối thoại, phản biện của Lữ Phương đã cho ta một sự yên tâm là cách phản biện như thế sẽ dẫn đến những đối thoại rất bổ ích, khoa học, nhân bản, tránh được những thành kiến, đố kỵ, hẹp hòi. chủ quan, chụp mũ, cãi vã rất vô ích và nguy hiểm cho xã hội mà hai trường phái “thân cộng” và “chống cộng” rất hay xảy ra. Cách phản biện đó điềm đạm, trân trọng, nhưng cũng rất thẳng thắn. Tôi tin rằng điều đó sẽ dẫn đến tìm ra chân lý, sự thật mà cả người phản biện lẫn người bị phản biện sẽ cùng đồng ý, hoặc ít ra là hai bên sẽ vẫn coi nhau là những người đáng trọng (đến đây, nghĩ đến những bài viết phê phán trên báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản thì rất buồn lòng). Phong cách tranh luận, phản biện như vừa nói không phải chưa bao giờ có (thời Việt nam còn là thuộc địa của Pháp, các cuộc bút chiến giữa các trí thức Việt nam lúc đó cũng luôn theo nguyên tắc lịch thiệp, thẳng thắn như thế), nhưng chỉ tiếc rằng đã rất lâu, từ 1954 đến nay ở miền Bắc và 1975 đến nay trên toàn cõi Việt nam, sự thống trị độc đoán về tư tưởng đã loại bỏ mất tinh thần tranh biện cần thiết đó. Điều vui mừng là tinh thần đó đang được tái lập, nhưng chưa phải trên hệ thống chính thống của nước Việt nam. 6. Hy vọng từ bài viết phản biện của Lữ Phương sẽ có những phản hồi tích cực không chỉ từ người bị phản biện và sẽ tạo nên một truyền thống phản biện khoa học, đẹp cho nền học thuật và xã hội nói chung. Đó cũng là đóng góp để mọi người có cái nhìn khách quan hơn vượt lên những ý nghĩ “khách quan” trong cái “chủ quan” của cá nhân.7. Tấm lòng trăn trở, tâm huyết với sự phát triển của dân tộc, sự uyên bác, điềm đạm, thẳng thắn, trọng thị trong nghiên cứu tranh luận của các bậc trí thức đi trước như của hai ông Lữ Phương, Hà Sĩ Phu và các bậc cao niên khác sẽ luôn là nguồn cảm hứng, động lực, là tấm gương cho lớp người đi sau như chúng tôi.
Hà nội
02/07/2007
Phạm Hồng Sơn