Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

CẠNH TRANH VÌ ĐẤT NƯỚC(1)

Lời giới thiệu: Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư tại Hoa Kỳ năm 1800 là một cuộc cạnh tranh sát sao giữa hai ứng cử viên, đương kim tổng thống John Adams của đảng Liên bang (Federalist Party) và đương kim phó tổng thống Thomas Jefferson của đảng Cộng hòa (Republican Party). Thậm chí trong quá trình vận động tranh cử, đảng Liên bang đã dùng cả thủ đoạn mua chuộc thành viên của đảng Cộng hòa để loại bỏ Thomas Jefferson. Cuối cùng, phải qua 36 lần bỏ phiếu tại Hạ viện, trong đó có những cuộc phải làm việc qua đêm, mới quyết định được Thomas Jefferson là người đắc cử. Ngày 04 tháng 03 năm 1801, Thomas Jefferson chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ. Sau đây là bài phát biểu nhậm chức của ông trước Quốc hội Hoa kỳ.

Thưa các quí vị, thưa đồng bào yêu quí,


Tôi vừa được giao trọng trách đảm nhiệm chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp của đất nước chúng ta. Thông qua các quí vị, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả những đồng bào đã đặt niềm tin nơi tôi. Tôi cũng xin chân thành thổ lộ với quí vị sự lo lắng của tôi khi đảm nhiệm một trọng trách vượt quá khả năng của tôi. Nhiệm vụ của một tổng thống là vô cùng to lớn. Nhưng tôi tuyệt không cảm thấy nản lòng, vì chính sự hiện diện của quí vị ở đây đã nhắc tôi nhớ đến sự thông tuệ của những người đã viết ra bản Hiến pháp của chúng ta, rằng tôi sẽ không đơn độc, tôi sẽ có được sự sáng suốt, phẩm hạnh và sự tận tụy để vượt qua mọi khó khăn của trọng trách to lớn này. Tôi xin mạnh mẽ đặt niềm tin nơi quí vị, những người được nhân dân giao phó cho quyền tối cao về lập pháp, và tôi cũng đặt niềm tin ở tất cả những quí vị bên cơ quan tư pháp, sẽ cùng hợp sức với tôi để tìm cách lái con tàu đất nước vượt qua mọi hiểm nguy.

Chúng ta vừa trải qua một năm bầu cử náo động với những tranh luận, những đối chọi về quan điểm giữa hai đảng chính trị. Chúng ta đã vừa cho toàn thế giới thấy rõ tại đất nước Hoa Kỳ, tất cả mọi người đều có quyền nói, quyền viết, quyền nghĩ mọi điều một cách tự do. Lúc này đây, cuộc tranh luận đã được phân định bởi ý nguyện của nhân dân, kết quả bầu cử đã được công bố theo qui định của Hiến pháp. Bây giờ chính là lúc tất cả mọi ý nguyện cần tuân thủ pháp luật, cần phải được gắn bó với nhau vì lợi ích chung của đất nước.

Tất cả chúng ta cũng cần phải ghi nhớ rằng nguyên tắc thiêng liêng đa số để bầu ra người lãnh đạo luôn phải được tôn trọng. Nhưng chúng ta cũng buộc phải khắc cốt ghi tâm rằng những người thuộc về thiểu số vẫn có những quyền ngang bằng với những người thuộc phía đa số và những quyền đó phải được pháp luật bảo vệ một cách công bằng. Mọi sự xâm phạm sẽ bị trừng phạt.

Thưa đồng bào, chúng ta hãy đoàn kết lại bằng cả con tim và khối óc! Tất cả chúng ta hãy đến với nhau bằng tình thân ái! Tự do và cuộc sống sẽ trở nên nguy hiểm nếu thiếu vắng tình thân ái. Chúng ta cần phải nhớ rằng tự do tôn giáo mà chúng ta đang có trên đất Hoa Kỳ sẽ trở thành vô nghĩa nếu chúng ta không có tự do chính trị, nếu chúng ta để mặc cho con người bị bách hại chỉ vì họ không đồng ý với đa số người khác. Hàng trăm năm qua tại châu Âu, con người đã phải trả giá cho cuộc tìm kiếm tự do bằng nước mắt, máu và sinh mạng. Vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như mọi người trên mảnh đất này không cùng chung ý kiến với nhau. Nhưng sự khác biệt về chính kiến không có nghĩa là khác biệt về luân lý. Chúng ta cùng là con người với những tên gọi khác nhau mà thôi. Tất cả chúng ta đều là người Cộng hòa, tất cả đều là người Liên bang. Nếu như có ai trong chúng ta muốn tách sự thống nhất trong Liên hiệp các bang của đất nước này hoặc muốn chấm dứt hình thức nhà nước cộng hòa này, xin hãy đảm bảo an toàn cho những quí vị đó được nói lên chính kiến của mình và cũng để cho những ý kiến khác được tự do chất vấn trở lại. Không có điều gì nguy hiểm với đất nước này khi con người được tự do nói lên mọi suy nghĩ của mình. Tôi cũng hiểu rằng có nhiều quí vị đã chân thành lo sợ rằng chính thể cộng hòa không đủ tạo nên sức mạnh cho đất nước chúng ta. Nhưng liệu một người ái quốc chân chính có từ bỏ một chính thể đã mang lại cho dân chúng sự tự do và thịnh vượng trong suốt 10 năm qua chỉ vì quá lo sợ rằng hình thức chính thể cộng hòa không đủ mạnh? Tôi tin là không. Tôi tin rằng, ngược lại, chính thể cộng hòa hiện nay của chúng ta là chính thể mạnh nhất trên trái đất này. Tôi tin rằng đó là chính thể duy nhất hiện nay đảm bảo cho mọi người tuân thủ pháp luật, làm cho mọi người đều có ý thức lo lắng cho cộng đồng như việc của riêng mình. Đôi khi có người cho rằng trong chính thể cộng hòa, người dân không đủ khả năng để tự lập ra nhà nước cho mình. Vậy có chính thể nào tốt hơn? Phải chăng là chính thể quân chủ? Xin hỏi những ông vua vẫn là người hay là thánh thần? Xin hãy để lịch sử trả lời cho câu hỏi này.

Xin hãy duy trì sự thống nhất của chúng ta, hãy bảo vệ nhà nước do dân chúng lập nên bằng các cuộc bầu cử. Chúng ta đang là những người rất may mắn được sống trên vùng đất mới này.

Đại dương mênh mông đang giúp chúng ta tránh xa những cuộc chiến, những chế độ độc tài đang diễn ra ở châu Âu. Nơi đây, chúng ta không phải trải qua những đau khổ như người châu Âu đang chịu đựng. Nơi đây, chúng ta có đất đai rộng lớn và trù phù, chúng ta có đủ tiềm năng phát triển cho hàng trăm, hàng ngàn thế hệ con cháu trong tương lai. Chúng ta và các thế hệ con cháu của đất nước Hoa Kỳ đều có mọi quyền ngang nhau. Con người được tin cậy, được tôn vinh không phải vì công lao của cha anh họ mà chính bởi giá trị của con người đó. Chúng ta không phán xét con người theo tôn giáo. Trên đất nước này, mọi người có quyền thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo theo nhiều cách khác nhau. Mọi tôn giáo đều hướng chúng ta đến điều thiện, lẽ phải, sự tu thân, lòng tri ân và tình nhân ái. Chúng ta cùng cầu nguyện Thượng đế sẽ mang lại hạnh phúc cho tất cả.

Vâng, chúng ta đã là những kẻ may mắn. Nhưng còn điều gì cần thêm để chúng ta trở nên hạnh phúc? Vẫn còn một thứ chúng ta cần thêm, thưa đồng bào, đó là một chính quyền khôn ngoan. Một chính quyền biết giữ cho mọi người không làm tổn hại tới nhau. Một chính quyền để cho người dân được tự do quyết định cuộc đời và công việc của họ trong hòa bình. Một chính quyền không tước đi những thành quả lao động của người dân. Đó là một chính quyền tử tế, một chính quyền thiết thực cho hạnh phúc của dân chúng.

Khó có thể trình bày với quí vị về tất cả những gì liên quan đến trọng trách sắp tới của tôi trong bài phát biểu này. Nhưng tôi xin trình bày với quí vị những nguyên tắc sau đây, tôi cho là tối quan trọng đối với nhà nước của chúng ta. Đó là:

- Phải thiết lập một nền tảng công lý như nhau cho tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, tư tưởng chính trị hay giai cấp.

- Phải xây dựng mối quan hệ hòa bình, thương mại và hữu nghị với tất cả các quốc gia khác. Không liên kết chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào.

- Ủng hộ quyền riêng biệt của chính quyền các tiểu bang như những thành trì bảo vệ nền cộng hòa của chúng ta.

- Xây dựng một chính quyền trung ương mạnh đủ để bảo vệ hòa bình trong Liên bang và đảm bảo an ninh của chúng ta trên thế giới.

- Phải bảo vệ quyền bầu cử của người dân trong việc lựa chọn những người đại diện cho họ. Đây là cách thức an toàn nhất để thay đổi một chính quyền, một nhà nước đã sai phạm hay yếu kém. Không có quyền bầu cử, chúng ta sẽ phải hứng chịu những cuộc phản kháng đổ máu.

- Phải bảo vệ nguyên tắc đa số trong bầu cử. Đây chính là nền tảng của nền cộng hòa. Không bảo vệ được nguyên tắc đa số, chúng ta sẽ chỉ có một chính quyền độc tài.

- Cần phải có một quân đội tự nguyện, kỷ luật làm điểm tựa cho hòa bình và làm lá chắn cho những đe dọa chiến tranh. Từng bước tiến tới một quân đội chuyên nghiệp. Nhưng cần phải lưu ý quyền lực quân sự phải đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan dân sự.

- Kiến tạo một nền kinh tế quan tâm đến toàn xã hội, giảm nhẹ gánh nặng cho dân chúng. Khuyến khích nông nghiệp và giao dịch thương mại để trợ giúp nông dân.

- Quyền con người phải được coi là mối quan tâm lớn nhất của nhà nước. Thông tin, tri thức và các ý kiến phải được trao đổi dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta sẽ phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo, quyền tự do báo chí, quyền được phán xét không chậm trễ có tội hay vô tội bởi những thẩm phán được chọn lựa một cách công bằng.

Những nguyên tắc này chính là những giá trị, mà vì nó, cha anh chúng ta đã phải gian khổ tranh đấu trong quá trình lập quốc. Sự sáng suốt của những bậc cha anh thông thái đã khởi ra những giá trị thiêng liêng này. Và sự can đảm của những vị anh hùng đã giúp cho chúng được tồn tại. Những giá trị này cần phải trở thành niềm tin cho những tư tưởng chính trị, là nền tảng cho rường cột của xã hội và là thước đo đối với những người lãnh đạo chính quyền. Và một lúc nào đó, nếu có sơ suất rời xa những giá trị này, xin chúng ta hãy mau chóng tìm cách để trở lại với chúng, vì đó chính là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình, tự do và an toàn.

Kính thưa các quí vị. Tôi đang bắt đầu đảm nhận trọng trách mà quí vị đã giao phó. Tôi không phải là George Washington. Vì vậy tôi không thể đề nghị quí vị tin vào tôi như đã tin vào con người vĩ đại đó, Người đã lãnh đạo chúng ta thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập, Người sẽ luôn là người được yêu mến nhất. Tôi chỉ dám đề nghị quí vị hãy dành cho tôi niềm tin và sự ủng hộ trong giới hạn thẩm quyền của quí vị. Tôi hiểu rằng tôi có thể sẽ mắc những sai lầm do yếu kém. Nhưng ngay cả khi tôi hoàn toàn đúng đắn, tôi vẫn có thể bị cho là sai lầm bởi những người có đánh giá thiếu toàn diện. Tôi mong quí vị hãy lượng thứ cho những sai lầm thành thực của tôi và dành cho tôi sự bảo vệ trước những thành kiến của người khác. Sự ủng hộ của quí vị trong cuộc bầu cử vừa qua đã là sự ban thưởng to lớn đối với tôi. Vì vậy khát khao sắp tới của tôi sẽ phải làm cho tất cả mọi người dân Hoa Kỳ, kể cả những người ủng hộ tôi hay không ủng hộ tôi, được tự do hơn và hạnh phúc hơn.

Tôi rất cần sự bảo trợ thiện chí của quí vị để đảm nhận trọng trách to lớn của một Tổng thống Hoa Kỳ. Và tôi xin sẵn sàng rời bỏ chức vụ đó vào bất cứ khi nào quí vị và nhân dân Hoa Kỳ nhận thấy có một con người khác tốt hơn cho vị trí này. Xin cầu nguyện đấng Thiên nhiên sẽ chỉ giúp chúng ta biết được điều tốt nhất và phù trợ cho quí vị hạnh phúc, bình an.

Thomas Jefferson (1743-1826)

Phạm Hồng Sơn biên dịch

(1) Đầu đề của người dịch .

Nói về “chảy máu chất xám”

“Chảy máu chất xám” thường ám chỉ hiện tượng những nhân lực cao cấp rời bỏ đất nước hay cơ quan nhà nước để ra nước ngoài hoặc ra làm việc cho khu vực tư nhân. Hiện tượng này không mới đối với Việt Nam, nhưng gần đây có thêm điều đặc biệt là đã có một số công chức cao cấp (lãnh đạo cơ quan cấp sở, cấp vụ thuộc các thành phố trực thuộc trung ương) đã bỏ ra ngoài làm việc. 

Có quan điểm cho rằng cần phải ngăn cấm hiện tượng đó vì những công chức đó đã được Nhà nước chu cấp kinh phí, điều kiện để được học tập, đào tạo, nên không thể để dùng tiền của Nhà nước để phục vụ cho Tư nhân được. Có một số người khác còn cho rằng phải buộc những công chức đó bồi hoàn mọi chi phí đào tạo do Nhà nước chu cấp trước khi rời khỏi cơ quan nhà nước. Những quan điểm này có vẻ ngoài rất trách nhiệm với Nhà nước. Nhưng nếu xét trên quan niệm “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” thì hoàn toàn không đúng đắn.

Nhà nước bình đẳng với Tư nhân

Trong một xã hội dân chủ, chức năng của Nhà nước (quốc hội, chính phủ, tòa án,…) và các tổ chức, hội đoàn phi nhà nước (tư nhân) đều bình đẳng theo ý nghĩa cùng đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Các cơ quan nhà nước chỉ là các tổ chức được người dân (tư nhân) giao phó cho nhiệm vụ quản lý, điều hành các công việc chung của xã hội với kinh phí hoạt động hoàn toàn do người dân chu cấp (thông qua các loại thuế, phí, đóng góp khác,…). Nhiệm vụ tối cao của Nhà nước chính là phải đảm bảo cho khu vực Tư nhân (mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội) có một môi trường phát triển tốt nhất (đảm bảo an ninh, đảm bảo công bằng, tạo lập các điều kiện tối ưu cho phát triển,…).

Một cách ngắn gọn, toàn bộ dân chúng (Tư nhân theo nghĩa tương phản với Nhà nước) bỏ kinh phí ra lập nên Nhà nước để phục vụ cho mình (xã hội). Như thế, một cá nhân dù làm ở cơ quan nhà nước hay làm ở khu vực tư nhân đều có thể mang lại lợi ích hay gây thiệt hại cho xã hội.

Một viên quản lý nhà hàng tư nhân tốt (tạo ra việc làm ổn định, tuân thủ pháp luật) sẽ có ích cho xã hội hơn là một viên bộ trưởng tham nhũng trong bộ máy nhà nước. 

Nhà nước cũng phải cạnh tranh để có công chức tốt

Nhà nước với tư cách là một cơ quan phục vụ dân, như mọi cơ quan khác cũng phải hoạt động trên nền tảng căn bản là phải có tính hiệu suất (efficiency), nghĩa là phải đạt được mục tiêu đề ra với những đầu tư ít nhất (tiền, thời gian,…). 

Để đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động, Nhà nước (chủ sử dụng lao động) cũng cần phải có những người làm việc cho mình (gọi là công chức). Việc xây dựng đội ngũ công chức của Nhà nước đã phải bao hàm vấn đề tuyển chọn, đào tạo và đảm bảo môi trường để các công chức có thể mang lại hiệu suất cao nhất cho bộ máy Nhà nước. Để có các công chức tốt, Nhà nước cũng phải cạnh tranh với các tổ chức, đoàn thể thuộc khu vực Tư nhân trong việc tuyển dụng (và duy trì) nhân viên có năng lực ở trong xã hội.Với vị trí của người chủ sử dụng lao động, Nhà nước đương nhiên phải tự chịu trách nhiệm để sao cho có đội ngũ công chức hiệu quả nhất với những chi phí đã được người dân cung cấp. Do đó, việc đầu tư kinh phí đào tạo hay cấp phương tiện làm việc cho công chức không thể được coi là sự ban ơn hay ưu đãi, vì những đầu tư đó có nguồn gốc từ mọi người dân (gồm cả những công chức) với kỳ vọng nhận lại được sự phục vụ (làm việc) cho bộ máy Nhà nước. 

Hơn nữa, người quyết định đầu tư (lãnh đạo cơ quan nhà nước) phải là người chịu trách nhiệm trong việc dự đoán và chấp nhận mọi rủi ro cho các quyết định đầu tư xây dựng đội ngũ công chức. Cụ thể, những công chức đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tạo dựng đội ngũ công chức sao cho hiệu quả nhất trong giới hạn của nguồn lực (ngân sách, thẩm quyền) đã được phân bổ. Nhà nước yếu kém khi không giữ được công chức giỏi. 

Để người lao động gắn bó và mẫn cán với công việc, người sử dụng lao động không chỉ phải đáp ứng những điều kiện tối thiểu như lương, phương tiện làm việc mà còn phải đáp ứng rất nhiều yếu tố khác tùy theo mong muốn riêng của từng người lao động (cơ hội thăng tiến, tính thách thức của công việc, trân trọng ý kiến cấp dưới, sự công bằng, chính trực của môi trường làm việc,…). 

Việc tìm được người đúng khả năng theo đòi hỏi của công việc mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là làm thế nào để bầu nhiệt huyết của người làm việc luôn tràn đầy. Mọi biện pháp có tính cưỡng bách hay ràng buộc có thể giữ được người lao động, nhưng sẽ không thể có được sự nhiệt tình, cảm hứng - cái cốt lõi của hiệu suất làm việc. Do đó, việc có những công chức rời bỏ cơ quan nhà nước chứng tỏ cơ quan nhà nước đã tuyển dụng không đúng người theo yêu cầu công việc hoặc không đáp ứng đủ những điều kiện làm việc cho công chức. Đặc biệt, nếu những người rời bỏ cơ quan nhà nước là những người có thực lực thì đó là dấu hiệu trung thực chứng tỏ cơ quan nhà nước yếu kém về quản lý nhân sự/hoặc không chú trọng vào trách nhiệm phục vụ người dân – những người nuôi sống bộ máy nhà nước.

Chảy máu chất xám” may mắn hơn hơn “chất xám không thể chảy”

Từ “chảy máu chất xám” có tính chất hình ảnh nói lên sự mất mát đối với người sử dụng lao động. 

Tuy nhiên, ở góc độ toàn xã hội, hiện tượng công chức nhà nước rời bỏ những vị trí cao (kèm theo nhiều đặc quyền, bổng lộc) là dấu hiệu tích cực của xã hội. Thứ nhất, điều đó cho thấy tính phụ thuộc của người dân đối với Nhà nước đã giảm đi, điều này cũng đồng nghĩa với việc đã có sự lớn mạnh của khu vực tư nhân (lẽ ra đã phải được lớn mạnh). Thứ hai, “chất xám” của con người đã có thể thoát được sự trói buộc, đày ải của bộ máy nhà nước như đã từng xảy ra trong quá khứ. Thứ ba, với một bộ máy nhà nước nổi tiếng về chuyện mua quan, bán chức, đục khoét ngân sách, tài nguyên, thì hiện tượng “ chảy máu chất xám” trên đây cho thấy đạo đức xã hội vẫn còn hy vọng được phục dựng trở lại.

Cách đây chưa lâu, có một suất biên chế với đồng lương ít ỏi trong cơ quan nhà nước là ước mơ của đại bộ phận người lao động. Những con người có khả năng lớn như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, trong hàng chục năm cuối đời (những năm1960, 1980), đã hết sức cơ cực trong việc mưu sinh khi bị Nhà nước “hắt hủi”. Nếu những “chất xám” của những người như Đặng Thái Sơn, Nguyễn Quang Riệu, Điền Lê (Jonathan Lee), Ngô Bảo Châu (và rất nhiều người khác) không được (bị) “chảy” ra ngoài Việt Nam, liệu nhân loại và Việt Nam có được những Đặng Thái Sơn, Nguyễn Quang Riệu, Điền Lê (Jonathan Lee), Ngô Bảo Châu như hôm nay?

Ở góc độ nhân loại, dù “chất xám” được sử dụng và đóng góp ở đâu, ở quốc gia nào thì cũng là đóng góp cho tiến bộ, cho phát triển chung của nhân loại. Vấn đề đáng nói là tại sao một cơ quan nhà nước hay một quốc gia không giữ được những người tài hoặc không thể làm xuất hiện được những người tài.

Yêu cầu cải tổ Nhà nước

Một Nhà nước không thu hút, không giữ được người tài thì Nhà nước đó không thể làm tốt chức năng phục vụ dân chúng. Nói một cách khác, Nhà nước đó không còn hữu ích cho nhu cầu của dân chúng, Nhà nước đó đang gây thiệt hại cho dân chúng (gồm cả những đảng viên cộng sản). Như vậy, vấn đề cốt yếu cần rút ra từ hiện tượng “chảy máu chất xám” là cần phải cải tổ bộ máy nhà nước để có một bộ máy nhà nước tốt hơn. Tuy nhiên, như mọi hệ thống khác, bộ máy nhà nước không thể tự cải tổ nếu không có sự tác động từ bên ngoài hệ thống. 

Trong khi đó bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là sự xếp đặt của Đảng cộng sản Việt Nam (được che đậy dưới hình thức có tên là Bầu cử quốc hội), do đó việc cải tổ bộ máy nhà nước, dù có nhiều đảng viên cộng sản hiện nay thực tâm rất muốn, sẽ không thể có kết quả triệt để khi bộ máy nhà nước chưa thoát được sự khống chế của đảng cộng sản để được là bộ máy do chính người dân tạo lập, nuôi dưỡng và kiểm soát (thông qua các cuộc bầu cử tự do với các ứng cử viên độc lập hoặc từ các đảng chính trị khác nhau). Vì vậy, mọi người dân (cộng sản hay không cộng sản) muốn có một Nhà nước thực sự “của mình, do mình, vì mình”, nhất thiết phải cùng nhau lên tiếng bày tỏ nhu cầu và nỗ lực thúc đẩy để hệ thống chính trị chuyển đổi từ độc đảng thành đa đảng.


Phạm Hồng Sơn

06/2008
Nguồn: báo Tổ Quốc, số 44 (01/07/2008)

More Than a Cry for Dead Victims

More Than a Cry for Dead Victims
Dr. Pham Hông Son
Special to The Epoch Times
Apr 19, 2008



Did any of the casualties in Darfur's genocide or dead victims of the recent Chinese crack-down in Tibet, and of the Chinese shootings in the sea around Vietnam's Paracel and Spratley islands, glance at the official website of the upcoming Beijing Olympics which contains the slogan: "'One World One Dream fully reflects the essence and the universal values of the Olympic spirit–Unity, Friendship, Progress, Harmony, Participation and Dream. It expresses the common wishes of people all over the world, inspired by the Olympic ideals, to strive for a brightfuture of Mankind"?

I am not certain enough to answer for the casualties in Darfur and victims in Tibet, but I am very sure that no Vietnamese victims would have glanced at the website because all of them were merely fishermen too poor to care about internet information. And could that flaw help their souls experience less suffering as they did not know that the authorities who devised those kind words also stood behind their death? No one knows.

There is no doubt that a growing number of people around the world, including several of the world's powerful politicians and celebrities, are acting against the upcoming Beijing Olympics, from delicate gestures to overt calls for boycott. Many see the recent anti-human rights-conduct of the Chinese authorities as the main cause for the heat in the current protest but a root-cause seems further away.

First it needs to be made clear that no one opposes the noble-spirited games of the Olympics. Most people can also agree that the pride and great benefits in hosting the Olympics should be shared among people around the world. So it might be welcome when such a big country as China is to host the Olympic Games. But history tells us of a rogue regime which took advantage of the Olympics to advance a sinister hidden ambition. The 1936 Olympics in Berlin under Hitler's regime was the case.

And now consider China's Olympics. China has had an ambition to dominate the world since it was newly founded. China is a casual name for the People's Republic of China which was established on the mainland by Chinese communists in 1949, as distinct from Republic of China (Chinese Taipei or Taiwan) founded by Chinese nationalists on the off-shore island. A China map presented in "Brief history of modern China" published in Beijing in 1954 featured China's borders covering large parts of the former orient and central Asia belonging to the former Soviet Union and the whole Korean peninsula, Burma, Thailand, Laos, Viet Nam. Cambodia.

Four years earlier China attacked and occupied the independent Tibetan state, China's neighbor in the west. In 1956, at the Chinese communist party central committee's congress, Mao Zedong, the communist leader stressed: "We must become a world's leading country in the fields of culture, science, technology and industry. It is unacceptable if we do not become a superpower in a few decades."
In the two subsequent decades, China made every effort to realize that ambition but failed by conducting paranoid-like programs such as the "Great Leap Forward", "the Four Modernizations" and "the Cultural Revolution" that cost dozens of millions of lives and the devastation of the natural and social environment. From the post-Mao period until now, China's hegemony seems less vocal but always firm. Deng Xiaoping, a successor of Mao, and regarded as the author of China's opening in 1978, uttered his philosophy in a proverb-like statement: "it doesn't matter if a cat is black or white as long as it catches mice".
This immoral philosophy has led China to economic growth of about ten percent p.a for nearly two decades regardless of the disastrous consequences to nature and society. The power of the ruling party has been enhanced greatly but it is the reverse for the people. A ruthless repression of pro-democracy students in Tiananmen Square in 1989 and the large-scale persecution of Falun Gong followers in 1999 are typical examples.

Military build-up

While newly escaping from the low-income list, China has invested a great deal in military strength. The defense budget was stealthily growing for years. Now China has already 2.3 million military personnel–the world's largest. The figure officially annnounced for the increase in China's defense budget last year was 17.8 percent, and for this year 17.6 percent, up to $58.8 billion; military experts estimate that the true figure is more than twice that announced by China.

The Chinese navy has been equipped with new high-tech facilities and is regarded as the strongest in the region. Seemingly to assuage the world's concerns, China has conducted a series of deflecting tactics such as taking limited part in unravelling international problems like North Korea's nuclear threat, sending troops for the UN peacekeeping force in Liberia, and a recent agreement to establish a telephone link between its defense department and United States. Those tactics seem to be bought even by Bush's administration except perhaps for the Pentagon.

We want to believe in China, but the fact is that China is expanding flagrantly its control and invasion over the sea and islands of Vietnam–the Paracels and Spratley which are important strategic positions in the international sea route.

We think about China's hostile behavior toward the Dalai Lama's demand only for real autonomy in Tibet; and China's ambiguous attitude toward rogue regimes in Burma, Sudan, Iran. So it is obvious that China's hegemony is advancing region-wide and what happens to humankind if one day such a violence-favoring regime grows strong enough to dominate the world?

And back to the upcoming Olympics. Although China had conducted a great deal of political and economic lobbying, one important but intangible thing which helped China win the 2008 Olympics hosting rights was the altruism of humankind. The right to host the 2008 Olympics Games seven years ago was preceded by the promise of China's leaders, implicitly and explicitly, to improve its own poor human rights record.

Tragic images

At the time the world, especially people in countries with a free-press which are also powerful members of the IOC, could not forget the tragic images of the 1989 Tiananmen Square, Falun Gong's persecution or China's abysmal human rights record...and it might have been sure that everyone hoped and expected the highly-ethical Olympics spirit would inspire the host country's leaders' toward a more liberal society. But so far the reality has been the opposite.

The attempts of China's leaders to make man-made wonderworks at any cost have caused fatal consequences. Until last month China's authorities did not recognize the lost lives in building Olympics facilities and the exact death toll is still unknown, not to mention the anguish of displaced people.

An irony for nature is that the Shunyi "water heaven" water park that can shoot 134 meters high, has been built on the dried-out remains of the Chaobai River, and many athletes are considering using masks in the upcoming games.

And as usual the authorities have been making every effort to silence any citizen who dares to address real human rights issues, as was the case of a recent 3.5 year-prison sentence given to a 35 year-old man named Hu Jia for his peaceful activism on AIDS and human rights issues.

Betrayal

This disappointing reality has just made those who had supported Beijing hosting the Olympics feel completely betrayed. And the recent Chinese crackdown, with some 140 Tibetan monks and civilians killed, only serves as an additional drop to a brim-full glass of indignation. Altruism itself feels betrayed.

Though Polish P.M Donald Tusk, Czech President Vaclav Klaus, Estonian President Toomas Hendrik Ilves and German Chancellor Angela Merkel have refused to attend the Beijing Olympics opening ceremony on August 08; though many like Reporters Sans Frontières and the human rights activist Mia Farrow vowed to continue to protest; and though the Beijing Olympic Torch relay has been facing unwelcome attention, the final outcome has to be seen.

But one thing for certain is that the activism against the upcoming Beijing Olympics has been in the interests of a bullied people, including about 1.3 billion in China, and in the hope for a friendly and peaceful future for humankind.

http://www.theepochtimes.com/news/8-4-19/69430.html

Không chỉ là lời ai điếu cho những nạn nhân đã chết


Không biết những nạn nhân của đợt diệt chủng tại Darfur, hoặc các nạn nhân chết tức tưởi trong các cuộc đàn áp của Trung Quốc mới đây tại Tây Tạng, và các vụ bắn giết của hải quân Trung Quốc trên biển cả chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, liếc nhìn vào trang web chính thức của Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới đây, trong đó có đoạn viết sông nhi6en sặcc mùi khẩu hiệu như sau: “ ‘Một Thế Giới, Một Giấc Mơ’, hoàn toàn phản ánh tính chất và giá trị phổ quát của tinh thần Thế vận hội – Hợp nhất, Hữu nghị,Tiến bộ, Hài hoà, Hợp tác và Ước mơ. Nó thể hiện những ước muốn bình thường của mọi người trên thế giới, được dìu dắt từ lý tưởng Thế vận, để phấn đấu cho một tương lai tươi sáng của nhân loại”, hay không ? Tôi không dám chắc là mình có thể nói hộ những nạn nhân tại Darfur và các nạn nhân tại Tây Tạng, nhưng tôi chắc chắn rằng không một nạn nhân Việt Nam nào sẽ liếc nhìn vào trang web trên, vì tất cả họ chỉ đơn thuần là những ngư dân quá nghèo nàn để quan tâm vào các thông tin trên mạng internet. Và những lời thắm thiết kia có đủ làm dịu nỗi đau cho linh hồn bất hạnh, vì họ đâu có ngờ rằng những người có thẩm quyền đã nghĩ ra các hàng chữ tử tế đó, cũng chính là những kẻ đứng đằng sau cái chết của họ? Không ai biết được.Rõ ràng là ngày càng có nhiều nhân vật khắp địa cầu này, trong số đó có những chính trị gia quyền uy quốc tế cùng những nhân vật nổi danh đang tỏ thái độ đối với Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới, từ các động thái lịch sự đến những lời kêu gọi tẩy chay công khai. Nhiều người coi hành vi chống nhân quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc mới đây là nguyên nhân chính gây ra sự nóng bỏng trong các cuộc biểu tình phản đối hiện thời, nhưng dường như cội rễ của vấn đề có vẻ còn sâu sắc hơn thế.Điều trước tiên cần nói cho rõ là, không một ai muốn chống đối tinh thần cao thượng của Thế vận hội. Hầu như ai cũng có thể đồng ý rằng niềm hãnh diện và các quyền lợi to lớn trong việc đứng ra tổ chức Thế vận hội nên được san sẻ đều cho mọi người trên thế giới. Cho nên cũng đáng mừng khi một quốc gia lớn như Trung Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội. Nhưng lịch sử cho chúng ta biết có một trường hợp, trong đó một chế độ bạo ngược đã lợi dụng Thế vận hội để tiến hành một tham vọng thâm hiểm. Thế vận hội 1936 tại Bá Linh dưới chế độ Hitler chính là trường hợp đó. Và bây giờ ta hãy xem xét trường hợp Trung Quốc. Từ thuở lập quốc đến giờ, Trung Quốc luôn có một tham vọng để thống trị thế giới. Trung Quốc là tên thường gọi của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, do những người cộng sản Trung Hoa thiết lập trên lục địa năm 1949, để phân biệt với Trung Hoa Dân Quốc (Trung Hoa Ðài Bắc hay Ðài Loan) do những người Trung Hoa quốc gia thiết lập trên một hòn đảo ngoài khơi. Một tấm bản đồ Trung Quốc được trình bày trong Lược sử Trung Hoa hiện đại, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1954, cho thấy biên giới của Trung Quốc bao gồm phần lớn vùng cựu Tây Á và Trung Á thuộc về Liên bang Xô viết cũ, và toàn bộ bán đảo Triều Tiên, Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia. Bốn năm trước đó, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng nước láng giềng Tây Tạng ở về phía tây. Năm 1956, tại hội nghị uỷ ban trung ương đảng CS Trung Quốc, Mao Trạch Ðông người lập ra Trung Quốc, đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới trên các mặt văn hóa, khoa học, kỹ thuật, và công nghiệp. Không thể chấp nhận được nếu trong vài thập niên sắp tới đây chúng ta không trở thành một cường quốc”. Hai thập niên sau đó, Trung Quốc dồn nỗ lực để thực hiện tham vọng này nhưng đều bị thất bại vì tiến hành các chương trình hoang tưởng như “Bước đại nhảy vọt ”, “Bốn hiện đại”, và “Cách mạng văn hóa”, làm huỷ diệt hàng triệu sinh linh và tàn phá môi trường thiên nhiên lẫn xã hội. Từ thời kỳ sau Mao cho đến nay, tham vọng bành trướng của Trung Quốc có vẻ như đã bớt ồn ào nhưng vẫn luôn kiên định.Ðặng Tiểu Bình, người kế vị Mao, và là người chủ xướng đường lối mở cửa của Trung Quốc vào năm 1978, đã thốt ra lý thuyết của ông ta qua một câu nói giống như cách ngôn như " mèo trắng hay mèo đen đều được cả”. Quan điểm vvô đạo này đã đưa mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10% suốt non hai thập niên mà không đếm xỉa gì đến những hậu quả thảm khốc gây ra cho thiên nhiên và xã hội. Quyền lực của giới thống trị được tăng lên nhiều, trong khi đó vị trí của người dân thì ngược lại. Điển hình là cuộc đàn áp tàn nhẫn đối với các sinh viên học sinh ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 và đợt trù dập quy mô đối với các thành viên của tổ chức Pháp Luân Công vào năm 1999.Vừa mới thoát khỏi danh sách các nước nghèo, Trung Quốc đã lao ngay vào đầu tư sức mạnh quân sự. Trong nhiều năm qua, ngân sách quốc phòng cứ ngầm tăng đều. Hiện nay Trung Quốc có một quân đội 2.3 triệu người - lớn nhất thế giới. Con số chính thức đươc thông báo về việc gia tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hồi năm ngoái là 17.8% , và 17.6 % cho năm này, với số tiền lên đến 58.8 tỷ Mỹ kim; các chuyên gia quân sự ước tính con số còn hơn gấp đôi con số do Trung Quốc đưa ra. Hải quân Trung Quốc được trang bị bằng nhiều phương tiện kỹ thuật cao, và được coi là mạnh nhất trong khu vực. Để làm dịu mối quan ngại của quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các động thái để đánh lạc hướng dư luận, như hạn chế can dự vào việc giải quyết các khó khăn của thế giới như mối đe doạ hạt nhân của Bắc Hàn, gởi quân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Liberia, và mới đây đồng ý thiết lập một đường dây điện thọai giữa bộ quốc phòng của họ và Hoa Kỳ. Những thủ đoạn này có vẻ đã làm đẹp lòng chính phủ của ông Bush, nhưng không qua mắt được Lầu Năm Góc.


Chúng ta rất muốn tin cậy Trung Quốc, nhưng điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là sự kiện Trung Quốc đang trắng trợn bành trướng sự kiểm soát và xâm phạm vào vùng biển cùng các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là các vị trí chiến lược quan trọng trên hải trình quốc tế; chúng tôi quan tâm đến hành vi hung bạo của Trung Quốc đối với khuyến nghị của đức Ðạt Lai Lạt Ma là chỉ muốn có một nền tự trị thật sự cho Tây Tạng; và chúng tôi quan ngại về thái độ mờ ám của họ đối với các chế độ tàn bạo như Miến Ðiện, Sudan, Iran. Do đó, rõ ràng là tham vọng bành trướng của Trung Quốc đang lan ra toàn khu vực ; vậy thì điều gì sẽ xảy ra cho nhân loại nếu một ngày nào đó, kẻ bành trướng bá quyền có đủ sức mạnh quyền lực để thống trị thế giới?Xin trở lại Thế vận hội sắp tới. Mặc dầu Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch vận động hành lang to lớn về chính trị và kinh tế, một sự kiện quan trọng nhưng vô hình đã giúp Trung Quốc đoạt được quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội 2008 là lòng hào hiệp của nhân loại. Một trong những minh chứng cho kết luận này là: bảy năm trước đây, khi giao cho Trung Quốc quyền tổ chức Thế vận hội 2008, các lãnh tụ Trung Quốc đã đưa ra lời hứa hẹn, công khai hoặc kín đáo, là sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền rất kém cỏi của chính họ. Thế giới vào lúc đó, đặc biệt là những người ở các quốc gia có tự do báo chí, là thành viên nhiều quyền thế trong Uỷ ban Thế vận Quốc tế, đã không thể quên được những hình ảnh thê lương của Thiên An Môn 1989, sự bách hại nhóm Pháp Luân Công, hoặc các bản phúc trình về tình hình nhân quyền tệ hại... Và hẳn nhiên là khắp nơi đều hy vọng và kỳ vọng rằng tinh thần cao cả Thế vận hội sẽ giúp các lãnh tụ của quốc gia chủ nhà mở trí ra để thoát khỏi đầu óc hẹp hòi. Nhưng cho đến nay thì thực tế đã cho thấy điều ngược lại.Các toan tính của giới lãnh đạo Trung Quốc để tạo ra các kỳ tích nhân tạo bằng bất cứ giá nào đã gây ra nhiều hậu quả có tác hại khôn lường. Cho đến tháng trước đây, nhà cầm quyền Trung Quốc đã không nhìn nhận rằng có vấn đề tổn thất nhân mạng trong việc xây dựng các công trình Thế vận, và con số thương vong chính xác vẫn chưa được tiết lộ, đó là chưa nói đến nỗi thống khổ của những người dân phải di dời chỗ ở. Một điều trớ trêu cho thiên nhiên là công viên dưới nước «thiên thuỷ» Thuấn Nghĩa có thể bắn nước lên cao đến 134 thước, lại được xây dựng trên phần khô cạn của giòng sông Triều Bạch, và nhiều lực sĩ đang xem xét đến việc phải dùng khẩu trang cho Thế vận hội sắp tới.Và như thường lệ, nhà cầm quyền đang dùng mọi biện pháp để bịt miệng bất cứ người dân nào dám nêu ra các vấn đề nhân quyền, như trường hợp một bản án 3 năm rưỡi mới đây dành cho ông Hồ Giai, 35 tuổi, vì các hoạt động ôn hòa của ông ta để giúp đỡ những người mắc bệnh AIDS và các vấn đề nhân quyền. Thực tế đáng buồn này đã khiến những ai từng ủng hộ Bắc Kinh đứng ra tổ chức Thế vận hội cảm thấy bị phản bội hoàn toàn. Rồi thì một giọt nước làm tràn miệng một ly nước phẫn nộ khi Trung Quốc tiến hành đợt đàn áp thô bạo dẫn đến hậu quả là 140 tu sĩ và thường dân Tây Tạng bị thiệt mạng. Lòng hào hiệp đến lúc này cũng cảm thấy bị phản bội.Mặc dù Thủ tướng Ba Lan ông Donald Tusk, Tổng thống Cộng hoà Czech ông Vaclav Klaus, Chủ tịch nước Estonian ông Toomas Hendrik Ilves, và Thủ tướng Ðức bà Angela Merkel đã từ chối không tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày 8/8; mặc dù nhiều người khác như Tổ chức Phóng viên không biên giới và nhà họat động nhân quyền Mia Farrow đã tuyên bố là sẽ tiếp tục phản đối; và mặc dù cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh đang gặp phải thái độ thiếu thiện cảm: mặc dù như thế, đã có thể thấy trước kết cục rồi. Nhưng chắc chắn là những hoạt động chống Thế vận hội Bắc Kinh đã nhằm bảo vệ quyền lợi của những dân tộc bị ức hiếp, trong đó có cả trên dưới 1.3 tỉ người dân Trung Quốc, và nhắm đến một tương lai hữu nghị và hoà bình cho nhân loại.



Phạm Hồng Sơn

April 3, 2008

Xuyến Như (thongluan) chuyển ngữ

Vượt trên lòng căm thù



Hiện tượng ngày càng có nhiều người dân Việt nam thuộc nhiều nghề nghiệp, thành phần khác nhau, bất chấp những đe dọa, đã tự nguyện thể hiện phản kháng thể chế chính trị độc đảng hiện tại cho thấy rõ công cuộc dân chủ hóa nền chính trị Việt Nam là một nhu cầu tất yếu của phát triển. Hiện tượng này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định của nghiên cứu xã hội học: “xã hội sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu quyền lực xã hội chỉ dựa trên sự ép buộc về tinh thần hay thể xác” (1). 

Sự phản kháng có thể bắt nguồn từ những bức xúc riêng tư hoặc có cội rễ từ những ưu tư sâu lắng cho danh dự, quyền lợi của cộng đồng. Bất luận thế nào, tinh thần phản kháng luôn là một yếu tố cần thiết để có thể chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ. Tuy nhiên, những bức xúc cá nhân hay lòng căm thù chế độ do đã phải chịu đựng những hệ lụy cay nghiệt là điều cần cảnh giác trong quá trình vận động dân chủ, bởi những quyết định, đánh giá trên một nền xúc cảm mạnh đều dễ đưa đến sai lầm hoặc thái quá. Lòng căm thù thiếu tỉnh táo đối với chế độ còn dễ tạo ra tấm khiên che chắn cho giới lãnh đạo độc tài san bớt căm thù cho những người thừa hành, là cái cớ để những cái đầu cực đoan “diều hâu” lấn lướt những bộ óc “bồ câu” vẫn có thể có ngay trong nội bộ quyền lực độc tài. 

Trong khi mọi chính thể độc tài đều cần một “kẻ thù”, dù là vô hình, để duy trì quyền lực. Từ chính quyền của Ahmadinejad ở Iran, của Chavez ở Venezuela, của Fidel và Raul ở Cuba, của đảng cộng sản ở Trung quốc, của Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) ở Bắc Triều Tiên cho tới chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đều thấy kèm theo sự kêu gọi cảnh giác, chống lại lực lượng “thù địch” hay “kẻ thù”, đôi khi rất mơ hồ. Do đó việc vạch trần, lên án những hành vi tội ác của chế độ cần phải kèm theo lòng khoan dung. Lòng khoan dung không chỉ làm cho sách lược tạo “thù địch” hay “kẻ thù” của kẻ độc tài trở nên lạc lõng, vô hiệu mà còn mang lại sức lôi cuốn, sự thức tỉnh đối với chính hệ thống thừa hành của chế độ độc tài. Kiên quyết giải thể độc tài với một tấm lòng khoan dung chính là giá trị nhân văn nền tảng trong vận động dân chủ, vì nền dân chủ đúng nghĩa đã bao hàm sự khoan dung của tinh thần đa nguyên với những cách thức giải quyết hoàn toàn bằng đối thoại. Cho dù những tội ác của chính thể độc tài không thể bỏ qua, nhưng nó phải được xem xét trên tinh thần pháp luật thận trọng của nền dân chủ, đã xét đến lợi ích của toàn xã hội.

Nếu như rất dễ lý giải rằng hệ thống thông tin của Nhà nước độc đảng hiện nay thường đưa tin một chiều, tạo tác thông tin để ca tụng chế độ cộng sản và bôi xấu lực lượng dân chủ, thì cần phải nghiêm túc suy nghĩ đối với hiện tượng trong hệ thống thông tin phản kháng chế độ độc đảng hiện nay cũng đang tồn tại một xu hướng lên án, bác bỏ hoàn toàn mọi công việc mà chế độ cộng sản đã thực hiện tại Việt Nam, thường bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất của sự thóa mạ. Để biện hộ, sẽ có rất nhiều lý do từ việc đảng cộng sản thanh trừng các đảng phái phi cộng sản sau 1945 đến những tang thương, oan nghiệt trong “cải cách ruộng đất”, trong “Nhân văn-Giai phẩm”, sự ấu trĩ trong “cải tạo công thương”, sự đày đọa những viên chức Việt Nam Cộng Hoà sau 1975, sự tủi nhục và đau thương của những “thuyền nhân” trong thập niên 1980 và sự bạc nhược của đảng cộng sản Việt nam trước Trung quốc, v.v. Nhưng sẽ thật sự khó có thể có cơ hội cho những gặp gỡ nếu những ngôn từ chỉ trích của cả hai phía đều bị bọc kín bởi sự miệt thị, thù hằn không khoan nhượng. Các cuộc xung đột nội bộ dân tộc của Triều Tiên, Miến Điện, Sri Lanka, Kenya, Sudan…đều cho thấy từ gặp gỡ đến đối thoại vẫn là một khoảng cách vô cùng lớn.Với tinh thần khách quan, hơn 60 năm tồn tại trên đất nước Việt Nam, chế độ chính trị do những người theo chủ nghĩa cộng sản dựng lên đã để lại nhiều ân oán trong lòng dân tộc. Nhưng để lượng định một cách công bằng ân huệ (công lao) và oán cừu (tội lỗi) của chế độ này đối với dân tộc là công việc gần như chưa thể khi hệ thống quyền lực của đất nước vẫn hoàn toàn nằm trong tay những người ủng hộ chế độ đó. Do đó việc chỉ ra những khuyết tật, những sai lầm, những tội ác của chế độ này là công việc cần thiết của lực lượng vận động dân chủ để nhân dân có được bức tranh trung thực về chế độ hiện tại, nhưng cần phải được thực hiện trên tinh thần phân tích khoa học thận trọng để tránh những ngộ nhận hoặc sai lầm bỏ qua những yếu tố tích cực, thuận lợi. Trên phương diện thống kê học, bất cứ một tổng hợp dữ liệu nào cho ra kết luận đơn cực cũng gợi ý ít nhất phải xem lại tính cân đối và công bằng trong thu thập dữ liệu. Trong khoa học xã hội, quan điểm phủ nhận sạch trơn đã được chứng tỏ tính phi khoa học. Hơn nữa, dù một chế độ đã suy đồi cần phải khẩn cấp thay đổi cũng có những yếu tố xứng đáng cần sử dụng, kế thừa cho sự phát triển của chế độ mới. Một trong những khuyết tật cơ bản của chính thể cộng sản đang cần thay đổi cũng nằm ở việc không tôn trọng nguyên tắc này.Qua nghiên cứu và sự vận hành tại nhiều quốc gia, chính thể dân chủ đã chứng tỏ là phương thức quản trị xã hội được tích hợp từ nhiều thành quả khoa học mà loài người đã kỳ công đạt được qua nhiều thế kỷ (nguyên tắc đối trọng của vật lý học; nguyên tắc độc lập để chế ước, thúc đẩy lẫn nhau của luật cân bằng sinh học; nguyên tắc tranh biện của triết học; nguyên tắc tôn trọng đa dạng của giới tự nhiên;…). Chính đặc tính khoa học (chứ không phải ý thức hệ) của chính thể dân chủ nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận khoa học đối với mọi vấn đề gặp phải trong quá trình xây dựng và tôn tạo chính thể dân chủ. 

Như mọi hoạt động khoa học khác, việc xây dựng chính thể dân chủ, như thế, cũng phải cần sự đam mê, đức hy sinh nhưng buộc phải thoát khỏi ảnh hưởng của tình cảm yêu, ghét, tôn thờ hay thành kiến để có một thái độ khách quan của khoa học. Các cuộc cách mạng đều có một điểm chung là cần huy động tinh thần phản kháng hay lòng căm thù của dân chúng đối với chế độ đương thời. Nhưng để xây dựng được một thể chế chính trị dân chủ, sự chán ghét hay căm thù chế độ hiện thời không đủ và đôi khi còn là điều kiện để một chế độ phi dân chủ khác hình thành. 

Lịch sử đã để lại nhiều minh họa cho nỗi thất vọng này. Cho dù ngục Bastille đã bị phá, đầu vua Louis XVI đã bị chặt, những lý tưởng tốt đẹp về nền cộng hoà của cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã sớm bị thay thế bằng một chính thể độc tài khét tiếng của Napoleon. Ở các nước theo chế độ cộng sản, người dân đã bị khích động lòng căm thù tới mức sẵn sàng phá hết những gì thuộc chế độ cũ để lại, nhưng cuối cùng họ có được chế độ như thế nào, là điều ai cũng đã rõ! 

Nhưng lịch sử cũng cho ta những kinh nghiệm để hy vọng lớn. Quá trình tranh biện cam go với những đối nghịch về quyền lợi và quan điểm giữa những người lập quốc của Hoa Kỳ, trong quá trình thiết lập một nhà nước Cộng hoà liên bang đã cho thấy tầm quan trọng của lòng khoan dung, tính khoa học của sự cân nhắc khi trở thành nền tảng cho những trái tim yêu nước. Quá trình chuyển đổi thể chế từ chế độ tàn bạo Apartheid sang thể chế dân chủ tại Nam Phi cũng là một minh họa còn tươi mới về lòng khoan dung, tính khoa học cần phải thắng thế trong xây dựng một chính thể dân chủ (đảng ANC của Nelson Mandela khi lên cầm quyền đã thuyết phục dân chúng từ bỏ ý nghĩ “đổ bọn da trắng xuống biển” và nhất quyết duy trì hệ thống trị đa đảng đã có từ thời Apartheid).

Một số phản ứng tập thể (của dân oan, tu sĩ, giới trẻ, văn nghệ sĩ, trí thức) dám đối mặt với chính quyền trong thời gian gần đây cho thấy sự căm hờn của dân chúng là điều khó tránh khỏi nếu những lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kìm giữ quyền làm chính trị của người dân để dễ bề khai thác, trục lợi sức dân và tài nguyên đất nước. Nếu sự bất bình, uất hận của dân chúng có thể làm cho những người đang nắm quyền hiện nay phải nghĩ đến những hệ lụy cho bản thân và gia đình họ, thì những người vận động dân chủ phải nghĩ đến những khả năng lòng căm thù của dân chúng có thể bùng nổ tới mức gây khó khăn cho kiến tạo dân chủ trong thời kỳ hậu độc đảng. 

Vấn đề này được đặt ra trong thời điểm hiện nay của Việt Nam có thể hơi sớm. Nhưng những kinh nghiệm của các dân tộc đi trước trên con đường dân chủ hóa đã chỉ rõ tâm lý uất hận trả thù chế độ độc tài chuyên chế có thể gây ra những ngáng trở khó lường. Như vậy, lòng quả cảm giúp chúng ta dám đứng lên phản kháng thể chế chính trị độc tài, độc đảng, nhưng rất cần nhấn mạnh rằng chính tấm lòng khoan dung và tinh thần khoa học mới có thể làm cho những khát vọng dân chủ trở thành hiện thực.


Phạm Hồng Sơn
(1) Theo Nhà xã hội học John J.Macionis trong tác phẩm Sociology (Prentice Hall, Toronto, Canada, 1987); bản tiếng Việt với tựa đề Xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê, 2004.

“Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn”

Nếu có một nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, tôi tin rằng sẽ có sự khẳng định động cơ của tuyệt đại đa số những thanh niên Việt Nam phải đi bộ đội (thực hiện nghĩa vụ quân sự) hiện nay sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau: tìm một cơ hội để thoát khỏi khó khăn về kinh tế; tìm một môi trường để từ bỏ, tránh xa các thói quen tiêu cực (nghiện hút, cờ bạc, đĩ điếm,…). Các khẩu hiệu hay những phát biểu hiện nay, kiểu như “Đi bộ đội là quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng” chỉ là những ngôn từ có rất ít sự chân thật. Dưới góc độ đạo đức và tinh thần ái quốc, đây phải được coi là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với sự phát triển và tồn vong của một dân tộc. 

Cũng cùng một thời đại, nhưng không phải dân tộc nào cũng có biểu hiện đáng tủi hổ như thế. Hoàng tử Harry của Hoàng gia Anh vừa tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự hơn 10 tuần tại Afghanistan -một trong những điểm chiến sự nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Trong một cuộc trò chuyện với báo chí, Harry đã nói: “tôi muốn được tham gia bảo vệ quyền lợi của Anh quốc”. Chúng ta có quyền đặt cho câu nói đó vào tình huống “ngoại giao”, nhưng chúng ta không thể phủ nhận Harry đã thực sự tự đi vào chỗ những “mũi tên, hòn đạn” không biết phân biệt con nhà quyền thế hay dân thường. 

Ở Việt nam, đất nước có bề dầy chống ngoại xâm hàng ngàn năm, vào thời điểm này liệu có một quí tử nào của gia đình quyền thế như các uỷ viên trung ương đảng cộng sản Việt nam có tinh thần ái quốc như Harry? Liệu câu hỏi này có kỳ vọng quá lớn vào lòng ái quốc của các uỷ viên trung ương đảng cộng sản hiện nay?Các nghiên cứu xã hội học đã cho thấy hành vi của cá nhân con người phụ thuộc lớn vào các yếu tố tác động của môi trường xã hội (1). Nói một cách khác, cụ thể hơn, môi trường xã hội tử tế (do thể chế chính trị tử tế tạo nên) sẽ thúc đẩy con người tới những hành vi tử tế và ngược lại.Sự kiện thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tiến Trung, một thạc sỹ công nghệ thông tin mới tốt nghiệp tại châu Âu, đảng viên Đảng Dân chủ Việt nam (đảng chưa được hệ thống chính trị độc đảng hiện nay thừa nhận) phải chia tay công việc nghiên cứu phần mềm để chuẩn bị tham gia nghĩa vụ quân sự theo điều động của các cơ quan công quyền là một hiện tượng cho thấy rõ những người cầm quyền trong hệ thống chính trị hiện nay tại Việt nam vẫn cố tình tạo ra những bất lợi cho các hành vi tử tế, ngáng trở đối với lòng ái quốc.Việc điều động một nhân lực trẻ tuổi có những kiến thức quí giá (ngoại ngữ Anh, Pháp, công nghệ máy tính từ châu Âu, Hoa kỳ) và tư cách đáng kính trọng (trở về nước làm việc, thúc đẩy cho sự tiến bộ của nền chính trị) vào quân đội, trong bối cảnh lĩnh vực khoa học, kinh tế nước nhà đang thiếu trầm trọng những nhân lực cao cấp, là một hành động rõ ràng xuất phát từ động cơ chính trị của những người cầm quyền hiện tại. Những dấu hiệu làm nhiễu thông tin về cá nhân và gia đình của người sắp làm tân binh lại càng chứng tỏ những người cầm quyền hiện tại muốn gây áp lực đối với một thanh niên có tư tưởng chính trị đa đảng. Việc điều động người thanh niên này vào quân đội chỉ là một biện pháp đã được lựa chọn có kế hoạch với mục tiêu cao nhất là triệt hạ tư tưởng đa đảng và mục tiêu tối thiểu là hạn chế phần nào sự lôi cuốn của tư tưởng chính trị đa đảng với xã hội.Vấn đề đặt ra là liệu những tính toán của nhà cầm quyền có khả thi hay không? Trong khi nghĩa vụ quân sự chỉ có thời hạn (khoảng 18 tháng). 

Qua những gì thanh niên Nguyễn Tiến Trung đã thể hiện, người viết hoàn toàn tin tưởng nhà cầm quyền sẽ chỉ có thể đạt được mục tiêu hạn chế khả năng tương tác trực tiếp với xã hội của Nguyễn Tiến Trung trong một thời gian. Dù thế nào, tinh thần dấn thân khi về nước, phản ứng ý nhị nhưng dứt khoát đối với việc nhà cầm quyền điều động vào quân đội của Nguyễn Tiến Trung đã làm cho nhiều người đang ưu tư cho sự tồn vong của dân tộc thêm phần phấn chấn và tin tưởng. Dĩ nhiên, những người yêu nước, yêu cái đẹp về nhân cách không thể không băn khoăn, lo lắng cho những tháng ngày sắp tới trong quân ngũ của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tiến Trung. Cuộc sống tự nhiên đã đầy bất trắc và sẽ bất trắc hơn rất nhiều khi bị tác động bởi những can thiệp thiếu thiện ý của con người. Dù doanh trại quân đội không phải nhà tù, nhưng nó có những rủi ro đối với sinh mạng ác nghiệt hơn nhà tù bởi người lính nào từ chối được chuyện gần gũi với “hòn tên, mũi đạn”. Đây sẽ là một trải nghiệm mới đầy thách thức đối với những người đang cùng tư tưởng tự do chính trị cho Việt nam. Nhiều người đã bị đi tù vì bất đồng chính kiến, nhưng đây sẽ là trường hợp đầu tiên phải đi bộ đội vì khác biệt tư tưởng với đảng cộng sản. Nói theo ngôn ngữ chính trị đa đảng, đây chính là một thủ đoạn đánh vào phe đối lập của đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt nam. Về phía những người yêu nước, trước đây, hiện nay và mai sau, nỗi đau đớn khi đất nước loạn lạc luôn là sức mạnh để vượt qua mọi gian truân, coi nhẹ mọi đe dọa như chí sĩ Phan Châu Trinh đã từng thể hiện:


“Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy, Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn.” (Vĩnh Sính dịch: “Đất nước trầm luân dân thống khổ, Làm trai đâu ngán đảo Côn Lôn!).

Còn lại, hy vọng nhà cầm quyền sẽ chỉ sử dụng những phương tiện thuần túy chính trị (phi bạo lực) để nhân dân có thể nhận ra được phần nào giá trị ôn hoà, nhân ái, cao thượng của nền chính trị có cạnh tranh giống như những lợi ích của nền kinh tế có cạnh tranh mà đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận.


Phạm Hồng Sơn

02/03/2008

(1) Theo các nghiên cứu và quan điểm của George Herbert Mead (1863-1931), Charles Horton Cooley (1864 – 1929), John B. Watson (1878 – 1958), Margaret Mead (1901-1978), Kingsley Davis (1908-1997).

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Bạo dạn đầu xuân Mậu Tý (Xin đáp lại vế đối của ông Hà Sĩ Phu)

Năm mới Mậu Tý đang tới, có lẽ sự tràn trề sức sống của thiên nhiên và tâm trạng háo hức của con người đang chuẩn bị đón một mùa xuân mới khiến người ta tự tin hơn, mạnh mẽ hơn mức bình thường đã làm cho tôi đánh bạo viết ra những cảm hứng xuống dưới những vế mời đối năm nay của ông Hà Sĩ Phu – một sĩ phu nổi tiếng về lòng yêu nước thâm trầm và luôn có những câu đối biến hóa gây “ong đầu” vào “mỗi năm hoa đào nở”. Sau đây xin kính trình quí độc giả sự bạo dạn đó với hy vọng sẽ được thêm nhiều điều dạy bảo trong dịp xuân sang. (vế trên là vế mời đối của ông Hà Sĩ Phu)

Câu 1: (Chào năm Tý):

Chào bác Chuột ĐỒNG kêu CHÍ CHÍ !
Từ gã Lợn HỒ xướng LY LY !
(Cạch bỏ năm (con) lợn đã bị bệnh (đã thành yêu quái - hồ tinh kêu đòi uống rượu [ly])

Câu 2 (Vịnh đàn chuột):
Môi với răng cắn nát cửa nhà, gặp ĐỒNG bọn còn ca:
CHÍ CHÍ !Em cùng anh đục khoét giang sơn, thấy BẤT bình vẫn kêu:
HẢO HẢO!

Câu 3:

Lơ là một Tý, Chuột chí cướp liền!
Sơ sảy một Ly , Lửa liếm mất ngay!

(Ly là một trong bát quái của Kinh Dịch có nghĩa là hỏa, lửa…)

Câu 4:

Lơ là một Tý, Chuột chí cướp ngày, cướp ngay thổ địa!
Sơ sảy một Ly , Lửa liếm trắng tay, trắng ngay cơ nghiệp!

(Ly là một trong bát quái của Kinh dịch có nghĩa là hỏa, lửa, sáng…)

Câu 5:

Năm Tý, Chuột chí sắp sang, cả làng phòng cướp!
Đầu Giáp, Mọt nước hoành hành, toàn dân đứng dậy!

Câu 6:

Đừng như “Chuột chạy cùng sào” !
a. Chớ nên “Chui đầu vào rọ”!
(Những người tham quyền độc đoán dễ chui vào bẫy của ngoại bang có tham vọng bá quyền )

b. Hãy thôi “Dở dơi dở chuột”!
(Hệ thống chính trị của Việt nam hiện tại bị đảng cộng sản khống chế ở một hình thái kiểu cộng hòa (có cơ quan gọi là lập pháp, hành pháp, tư pháp…) nhưng bản chất lại giống vương triều phong kiến, mọi quyết định lãnh đạo, quản lý đất nước hoàn toàn do một nhóm người tự tung tự tác).

Câu 7:

Tý tỷ tỳ ty, cái gì cũng…bán!
a. Dần dần dà dà, thế nào cũng …lụi!

b. Tự tung tự tác, việc gì cũng…nát!

c. Lươn lẹo lắt léo, lừa sao được…mãi!
(Hệ thống chính trị độc đảng dù được ngụy biện, lý luận lắt léo thế nào thì dân chúng cũng đã biết các lãnh đạo ( lãnh tụ) của nó có thể bán ( phá) bất kỳ cái gì có lợi cho cá nhân họ./. Hệ thống chính trị phi dân chủ, độc đảng, độc tài có cố gắng dùng dằng để kéo dài thêm sự tồn tại của nó thì cuối cùng cũng sẽ phải lụi tàn, chuyển hoá sang một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, đa đảng - đang ngày càng được dân chúng nhận ra là phương thức quản lý xã hội công minh, nhân bản nhất.).

*
Sau đây là hai câu đối kính tặng quí độc giả nhân dịp xuân mới:

Thù địch đến đâu, cũng máu đào! Vàng tốt bao nhiêu, chỉ nước lã!
Phá tí Tị hiềm vì Đại nghĩa! Bồi dần Thân ái vị Non sông!

(Giữa người Việt nam chúng ta đang tồn tại sự hận thù. Chính quyền Việt nam hiện tại luôn ám chỉ những cá nhân, lực lượng vận động dân chủ Việt nam là “ thù địch”. Ngược lại, một số người Việt (do chịu nhiều oan ức, mất mát vì chính sách sai lầm của chính quyền cộng sản gây ra) cũng hết sức căm thù người cộng sản và những gì liên quan. Sự hận thù giữa người Việt cho dù thế nào cũng là một ngáng trở đối với công cuộc dân chủ hóa hiện nay của toàn dân tộc. Việc hóa giải hận thù và xây dựng tình thân ái dân tộc đòi hỏi sự độ lượng, niềm tin và sự kiên trì, thậm chí phải bằng những bước rất nhỏ bé. Chính quyền Việt nam hiện tại luôn ca ngợi Trung quốc và tự hào đã xây dựng được phương châm hợp tác với Trung quốc gọi là 16 chữ vàng “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 04 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ” nhưng Trung quốc vẫn luôn chèn ép Việt Nam và ngang nhiên tuyên bố xâm phạm chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)



Xuân Mậu Tý 2008

Phạm Hồng Sơn

Chia sẻ ý nghĩ đầu năm 2008

Đạo diễn Lê Hoàng đang thực hiện bộ phim Thủ tướng để trình chiếu trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tý sắp tới. Theo những thông tin hành lang cho biết, bộ phim sẽ đưa ra một hình mẫu Thủ tướng trẻ tuổi với những trọng trách quốc gia nhưng không thiếu những ham muốn, suy tư “ tầm thường” của con người. Qua những gì mà Lê Hoàng đã trình bày trên sân khấu, trên màn ảnh và những bài phiếm luận…, khán giả hy vọng sẽ được chia sẻ những cách nhìn thực tế, những kỳ vọng hữu ích về một nguyên thủ quốc gia cho Việt Nam, bên cạnh yếu tố thư giãn của nghệ thuật thứ bảy. 

Với bối cảnh thực tế hiện nay của đất nước đang bị lâm nguy trước giặc ngoại xâm và những kìm hãm, mưu tính của giặc nội xâm, khát khao cho đất nước Việt Nam có những nguyên thủ có đủ phẩm chất cần có để đưa đất nước vượt qua sự lâm nguy hẳn không chỉ là đề tài cho những sáng tác nghệ thuật. Cách đây vài năm cũng đã có một cuộc thăm dò không được công bố (?) tại Việt Nam cho thấy thần tượng của giới trẻ đã nghiêng nhiều về mẫu hình của một vị tổng thống Mỹ. Cho dù nước Mỹ không phải là toàn bộ thế giới, nhưng những dấu hiệu trên đây, là một thực tế không thể phủ nhận, cho thấy nhận thức chính trị của thế hệ trẻ Việt Nam đã phần nào vượt qua hệ thống chính trị hiện thời để hướng ra bên ngoài và vấn đề “kinh bang tế thế” quốc gia không thể chỉ là chuyện riêng của các vị “vua” hay bất cứ “đội tiên phong” tự xưng nào. Những cuộc xuống đường của giới trẻ tại Hà Nội và Sài Gòn để phản đối Trung quốc xâm lấn trong tháng cuối năm 2007 vừa qua, cho dù đã bị kìm hãm, ngăn trở, cũng nói lên tư duy chính trị của thế hệ trẻ Việt Nam đã cảm thấy chật chội và bức bối với không gian chính trị hiện tại. 

Việc giải toả những bức bối chính trị luôn là một nhu cầu tự thân của bất kỳ hệ thống nắm quyền nào và giải pháp duy nhất đúng chính là sự sáng suốt giảm áp lực bằng việc mở rộng không gian cho những bức bối đó, thay vì sai lầm hay ấu trĩ dẫn đến việc đè ép những bức bối để phải đối phó với những áp lực tất yếu lớn hơn. Sự gia tăng áp suất với mọi nghĩa đều là nguy hiểm cho tất cả mọi người. Rất mong những vị đang giữ quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam hiểu nhận định này như một qui luật. 

Năm mới 2008 đã bắt đầu bằng những ngày đầu tiên với những tia nắng chan hòa trên khắp đất nước, khác hẳn với những ngày đầu năm đã qua. Theo truyền thống của mọi dân tộc, đón một năm mới không gì tốt lành bằng nhìn vào tương lai với một niềm lạc quan tựa trên một lòng quyết tâm và một tinh thần cầu thị mở rộng, sẵn sàng thu nhận những tinh hoa của loài người, vượt lên trên nỗi mặc cảm, sự đố kỵ, hẹp hòi cá nhân hay dân tộc chủ nghĩa. Với tinh thần đó, xin chân thành gửi tới các vị đang giữ những trọng trách quốc gia của đất nước Việt Nam, và quí bạn đọc, bài biên dịch sau đây:


BẢN LĨNH NGUYÊN THỦ


Nước Mỹ có thể sẽ rất khác nếu không có những tổng thống có bản lĩnh.Không một điều khoản nào trong bản Hiến pháp nước Mỹ qui định dân Mỹ phải chọn một người có bản lĩnh nguyên thủ làm tổng thống. Nhưng mong muốn về bản lĩnh nguyên thủ ở một tổng thống đã được tạo dựng từ thời George Washington. 

Vào năm 1795, vị anh hùng già cả của nước Mỹ lo ngại về việc người Anh có thể bóp nghẹt quốc gia non trẻ của mình bằng cách gia tăng chiến tranh ở phía bờ biển Đại tây dương và kích động các thổ dân da đỏ chống lại những người lập cư tại Mỹ. Để ngăn chặn nguy cơ đó, G. Washington đã phái John Jay sang London nhằm đàm phán một hiệp ước hòa bình. Rất nhiều người dân Mỹ đã nhìn nhận sự nhượng bộ trong Hiệp ước Jay (Jay’s treaty) là sự nhục nhã. Nhiều hình nộm của Jay đã bị đốt cháy. Một số người dân Mỹ còn kêu gọi luận tội Washington tại Quốc hội và thậm chí còn có cả kêu gọi ám sát Tổng thống. Ngay tại vùng Virginia yêu dấu của G. Washington, nhiều cựu binh của G. Washington còn phẫn nộ: “Tướng Washington, hãy chết đi!”. Sau đó, Washington đã về hưu vào năm 1797 với sự khinh thị chưa từng có của dân chúng. Martha Washington, phu nhân Tổng thống, đã cho rằng sự đau khổ này đã góp phần đưa đến cái chết của G. Washington hai năm sau đó. 

Tháng Tám năm 1864, các cố vấn lãnh đạo chiến dịch tranh cử tổng thống của Abraham Lincoln đã nói với A. Lincoln rằng ông không còn cơ may nào để chiến thắng trong cuộc bầu cử tống thống vào tháng Mười một năm đó, vì nhiều cử tri ở miền Bắc mặc dù vẫn quyết tâm chiến đấu để giữ miền Nam ở lại trong Liên hiệp (Union) nhưng họ lại không muốn trả tự do cho các nô lệ. Nhiều người đã dứt khoát khuyên Lincoln phải từ bỏ bản Tuyên ngôn giải phóng (nô lệ) năm 1863, để lấy lại sự ủng hộ của số cử tri đó. Tuy cũng đã bị nghiêng ngả chút ít bởi ý tưởng đó, nhưng sau khi đã nhìn sâu vào lương tâm mình, Lincoln đã quyết định rằng “Tôi thà làm theo lương tâm còn hơn làm một Tổng thống”. Và đúng như những gì đã xảy ra, với thắng lợi giành lại được vùng Atlanta đúng thời điểm vào tháng Chín do tướng William Tecumseh chỉ huy, Lincoln đã đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai. Cuối cùng, Lincoln đã đạt được cả hai: vừa là con người của lương tâm, vừa là Tổng thống. Nhưng Ông lại không thể tránh được âm mưu ám sát của kẻ hận Ông đã giải phóng các nô lệ.

Năm 1940, khi Franklin D. Roosevelt chuẩn bị kêu gọi nhân dân Mỹ cho một cuộc đối đầu lớn với sự nguy hiểm từ Adolf Hitler, các cộng sự của Ông đã nhắc Ông rằng nước Mỹ vẫn ở ngoài cuộc chiến và sự táo bạo như thế có thể sẽ làm hỏng chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ ba của Ông. Nhưng Roosevelt đã vượt qua lời khuyên đó và thực hiện một cuộc tổng động viên quân sự ngay trong thời bình lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, chỉ đúng một tuần trước cuộc bầu cử năm 1940 diễn ra. Vị Đại sứ Mỹ tại London, Joseph Kennedy, theo trường phái biệt lập (isolationnist), khi đó đã nói thẳng với Rooselvelt: “Ngài hoặc sẽ ra đi như một người vĩ đại nhất trong lịch sử, vĩ đại hơn cả Washington hay Lincoln, hoặc sẽ như một chú lừa vĩ đại”. F.D.Roosevelt đã đáp lại rằng “đã có một lựa chọn thứ ba”: nếu không tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước Mỹ, Hitler có thể thống trị cả thế giới và “Tôi có thể phải ra đi như một tổng thống của một quốc gia hèn yếu”.

Tổng thống John F. Kennedy là người đã từng ủng hộ phong trào đòi Quyền dân sự và Hội nhập các chủng tộc vào nước Mỹ vào những năm 1950 và chính ông là người đã can thiệp để thủ lĩnh phong trào đòi Quyền dân sự - Mục sư da đen Martin Luther King được ra khỏi tù sớm. Nhưng trong suốt hai năm rưỡi đầu tiên nhậm chức tại Phòng Bầu dục (Oval Office), John F. Kennedy không dám chuyển dự luật quan trọng về các Quyền Dân sự (civil-rights bill) cho Quốc hội phê duyệt. Cho tới khoảng tháng Năm năm 1963, khi các cuộc xung đột đã trở nên trầm trọng ở thành phố Birmingham tiểu bang Alabama, Tổng chưởng lý (Bộ trưởng tư pháp) Robert Kennedy đã cảnh báo thẳng thừng với Tổng thống - anh trai mình - là các thành phố khác, đặc biệt là ở miền Bắc cũng sẽ bị rối loạn nếu không hành động sớm. John F. Kennedy đã phản ứng ngay bằng việc trình dự luật giá trị nhất trong suốt một thế kỷ về Quyền dân sự cho Quốc hội. Hành động đó của John F. Kennedy ngay lập tức đã bị trả giá bằng việc mất sự ủng hộ của các cử tri da trắng tại miền Nam, những người đã rất đắn đo khi bầu cho John F. Kennedy trong cuộc bầu cử năm 1960. Cuối cùng JFK (John F. Kennedy) đã nói với người em trai rằng Ông “có thể bị thua trong lần bầu cử tới vì vấn đề này,” nhưng Ông vẫn cương quyết “ Nếu chúng ta cần phải ra đi, chúng ta sẽ ra đi cùng với nguyên tắc của đạo lý.

“Tổng thống Ronald Reagan là người từng được mệnh danh là “kẻ chống cộng” quyết liệt, là người khởi xướng ý tưởng phòng thủ trong không gian để đối trọng lại với nguy cơ chiến tranh hạt nhân từ khối Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên-Xô. Nhưng khi phát hiện ra Gorbachev là người thực sự muốn tìm kiếm hòa bình cho thế giới, Ronald Reagan đã không ngần ngại thúc đẩy việc trao đổi với Liên-xô, chấp nhận sự nổi giận của các nhân vật ủng hộ cứng rắn của mình, những người đã gọi Ronald Reagan khi đó là “ kẻ đần độn yếu đuối”.Không một ai trong số các Tổng thống kể trên là vị thánh, tất cả họ là những chính trị gia đều có những mối lo lắng, ưu tư về bản thân, đều cố tránh phải xuyên qua những “đám lửa”. Nhưng nếu không có sự bản lĩnh nguyên thủ có tên là Lincoln, chắc rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bị tan rã. 

Nếu không có sự bản lĩnh có tên FDR, đất nước Hoa Kỳ đã không thể vượt qua nổi những đổ nát, tàn phá do Hitler và đế chế Nhật Bản gây ra, và sự thiếu đi bản lĩnh của Kennedy cùng với cuộc cách mạng đòi Quyền dân sự có thể đã xé nát cả đất nước Hoa Kỳ. Nếu không có sự quyết đoán của Ronald Reagan khi quan hệ với Gorbachev, bức tường chia cắt Berlin chắc đã không thể sụp đổ vào ngày 09 tháng 11 năm 1989 và hàng trăm triệu người dân tại đông Âu vẫn chưa thể biết đến những tự do và phúc lợi như những gì mà Liên minh châu Âu (EU) hay hiệp ước Schengen đang mang lại. 

Trên hết, nếu không có George Washington phải chịu đau khổ cho tới lúc chết, nước Mỹ chưa chắc đã có một truyền thống bản lĩnh nguyên thủ của tổng thống. Nhưng Washington đã hiểu rằng tất cả những gì mà Ông làm trên cương vị là một tổng thống sẽ tạo ra một truyền thống cho những tổng thống kế tiếp. Ông hy vọng rằng sự ủng hộ can đảm của Ông đối với Hiệp ước Jay sẽ chuyển thông điệp cho những người kế vị Ông rằng không việc gì phải sợ hãi khi ta hành động vì lợi ích quốc gia.

Phạm Hồng SơnNguồn: Michael Beschloss “A president’s ultimate test”, Newsweek 14/05/2007 & tư liệu ngoài nước.

Đoàn kết dễ hơn ta tưởng




Xin trân trọng cảm ơn lời mời của Ban tổ chức hội thảo “For Freedom and Solidarity” ( “vì Tự do và Đoàn kết” ) tại Vác-sa-va ngày 10 tháng 12 năm 2007 [*]. Do điều kiện khách quan không thể tham dự, tôi xin gửi tới Ban tổ chức bản tham luận sau đây:




Ai cũng biết, để có đủ sức mạnh đấu tranh hiệu quả với các chính thể độc tài, những cá nhân bất đồng chính kiến đơn lẻ, những tổ chức, đảng phái đối lập riêng biệt cần phải đoàn kết lại. Tuy nhiên từ “đoàn kết” đối với các cá nhân, phong trào, hội đoàn phi cộng sản Việtn Nam hiện nay vẫn thường gợi tới một mục tiêu, một ước muốn hơn là vấn đề củng cố một công việc đã hoàn thành. Nhiều người còn tỏ ra ngao ngán khi thấy đã trên 30 năm kể từ ngày chế độ cộng sản được áp đặt trên toàn cõi Việt Nam, những cá nhân, phong trào phi cộng sản của Việt Nam tại những vùng đất tự do vẫn chưa có được một sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh thống nhất, đôi khi còn thấy những thể hiện kém ôn hòa ở nơi công cộng chỉ do bất đồng quan điểm. 

Ở trong nước tình hình cũng có những thể hiện không kém phần lo ngại. Khoảng 05 năm trở lại đây thỉnh thoảng lại nổi lên những vụ xúc phạm nhau một cách công khai giữa những người cùng quan điểm phản kháng chế độ độc đảng hiện tại. Những sự kiện dẫn đến các nhận xét u ám vừa nêu đã là quá khứ, nhưng liệu có ai dám chắc chúng không thể lặp lại? 

Chúng ta không thể chấp nhận khái niệm Đoàn kết như tình trạng đồng nhất cưỡng bức, triệt tiêu các chính kiến, che giấu lục đục trong chính thể độc đảng. Nhưng vấn đề các cá nhân, các tổ chức đang công khai có một ước nguyện dân chủ đa nguyên chưa hoặc chưa đủ đoàn kết, cần phải được coi là một vấn đề cấp thiết không chỉ cho phong trào dân chủ hiện nay mà còn phải được coi là hệ trọng cho tương lai của đất nước; bởi một quốc gia không thể hưng thịnh khi các cá nhân, các tổ chức của quốc gia đó không thể đoàn kết. Với một tinh thần đa nguyên, Đoàn kết rõ ràng không thể được hiểu theo nghĩa chỉ là sự nhất trí với nhau về một (hay nhiều) quan điểm, Đoàn kết phải được hiểu là khả năng hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức có quan điểm khác nhau vì một mục tiêu chung. Cụ thể hóa, Đoàn kết phải được thể hiện ở tinh thần khẩn cấp Quan tâm, trợ giúp khi đối tác gặp khó khăn, sự  sẵn sàng tiếp xúc để bàn thảo với những cá nhân, tổ chức có quan điểm khác biệt nhằm cùng tìm ra một giải pháp cho một vấn đề liên quan. 

Tất cả sự quan tâm hay sự sẵn sàng đó chỉ có thể có khi mỗi người chúng ta xác định rõ sự bất đồng giữa những con người là phổ biến tự nhiên, việc coi thường hay chối bỏ lắng nghe ý kiến khác biệt là tự làm mất cơ hội tiếp cận những tri thức, sáng kiến tiềm năng. Sự gặp gỡ bàn thảo những quan điểm khác biệt (thậm chí xung đột) là một khả năng duy nhất đến nay được biết chỉ có ở những cộng đồng, xã hội con người muốn phát triển. Nếu coi tương lai của dân tộc là một dự án chung thì dự án đó chỉ là dân chủ khi mọi quan điểm đều được tham vấn, được ghi nhận, cho dù, cuối cùng, nó không được chấp nhận. Có một yếu tố quan trọng, thường bị tránh né hoặc bỏ sót, giúp cho sự quan tâm, sẵn sàng kể trên trở thành khả thi đó chính là khả năng giữ một phản hồi lễ độ giữa các chủ thể khi có những bất đồng. 

Đòi hỏi con người không có xúc cảm cáu giận, bực tức là điều phản tự nhiên, nhưng kiểm soát xúc cảm là một khả năng con người có thể rèn luyện. Câu tục ngữ của phương Đông: “Quá giận mất khôn” hay của phương Tây: “Anger is momentary madness” không chỉ cảnh báo sự rủi ro trong lời nói, hành động khi có xúc cảm không vừa ý mà còn gợi ý sự độ lượng với những lời nói, hành động trong xúc cảm đó. 

Các gia đình, các tổ chức, các dân tộc đang hưng thịnh đều từng hoặc đang có những bất đồng, xung đột khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một cách ứng xử lễ độ, cầu thị trong bất đồng. Đoàn kết hay đoàn kết hơn nữa là mong muốn của các cá nhân, tổ chức đang vận động cho một thể chế dân chủ cho Việt Nam, nhưng đoàn kết sẽ là xa vời nếu như chúng ta chưa thể vượt qua mọi sự suy diễn, sĩ diện, thành kiến, mặc cảm để đến với nhau trong sự sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến “nghịch nhĩ”, mọi ý tưởng “lập dị” với một tinh thần cầu thị và một dự kiến phải kiểm soát phản hồi ở mức lễ độ. Những vấn đề này không cần đến những nguồn tài chính khổng lồ, những kế hoạch vĩ đại hay đòi hỏi dân tộc phải có một phẩm cách đặc biệt, chúng có thể được áp dụng tức thì ở mỗi cá nhân trong mọi tập thể đoàn kết tiềm năng. 

Sự chân thành cùng những ngôn từ bình dị như “ tôi xin phép”, “ tôi không nghĩ thế”, “mong ông thông cảm”, “ mong ông nhận lấy”, “ mong ông kiên nhẫn hơn” có thể cứu cho một nguy cơ chia rẽ hoặc để lại những cơ hội bắt tay trong tương lai. Đoàn kết là một danh từ lớn và hệ trọng nhưng nó chỉ có thể thành hiện thực nếu những điều bình dị như thế được quan tâm.




Phạm Hồng Sơn
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2007

[*] Hội nghị “Vì Tự do và Đoàn kết” đã khai mạc tại trụ sở Quốc hội Ba Lan hôm 10 tháng 12 năm 2007 tại Warsaw, Ba Lan. Nhiều đại diện của các nước còn bị độc tài cai trị, tiêu biểu có Việt Nam, Belarus, Chechnya, Trung Quốc, Miến Điện, Tây Tạng đã về dự hội. Đây là hội nghị do Hội Tự Do Ngôn Luận Ba Lan tổ chức với sự yễm trợ từ Bộ Ngoại Giao Ba Lan. Hiện diện trong hai ngày Hội Nghị, bên cạnh các viên chức thuộc Thượng Viện Ba Lan, có nhiều tham dự viên đã từng giữ vai trò lãnh đạo trong Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Hội nghị đã diễn ra trong hai ngày tại Văn Phòng Quốc Hội và Dinh Thủ Tướng Ba Lan. Mục tiêu nhằm tìm hiểu về tình hình vi phạm nhân quyền và phong trào dân chủ tại các quốc gia đang bị cai trị bởi những thể chế độc tài để từ đó hình thành một mặt trận mang tầm vóc quốc tế nhằm yễm trợ ôn hoà các nổ lực đấu tranh chống lại chế độ độc tài, toàn trị.Tham dự trong phái đoàn Việt Nam gồm nhiều người đến từ Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Ba Lan và Đông Nam Á.

Tôi vẫn muốn tin



Về tâm lý học, con người thường tin vào những điều mình muốn tin. Nhưng sự thật đôi khi không làm hài lòng ý muốn đó.Những điều tôi được tận mắt chứng kiến trong cuộc biểu tình ngày 16 tháng 12 năm 2007 vừa qua tại Hà nội là sự trải nghiệm quí giá về “phản trắc” của sự thật.

Tôi muốn tin lòng yêu nước phải được đón nhận khi Tổ quốc bị xâm lăng. Tôi muốn tin chính sách ngoại giao quốc gia phải đặt danh dự của Tổ quốc lên hàng đầu trong khi duy trì, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước. Tôi muốn tin một đảng chính trị dù theo chủ nghĩa nào, lý tưởng nào cũng phải biết lợi ích dân tộc là tối thượng. Tôi muốn tin một dân tộc đã trải qua nhiều cuộc chiến phải biết e ngại xung đột bạo lực.Sự thật Ngay từ sáng sớm trời còn mờ sương toàn bộ khu vực xung quanh đại sứ quán Trung quốc đã bị phong tỏa bởi hàng rào nhân viên công lực mặc sắc phục đen, xanh lá mạ, tấm biển cấm, hàng rào sắt. 

Đoạn phố Hoàng Diệu trước đại sứ quán Trung quốc trở thành một không gian xanh, tĩnh lặng, an toàn nghiêm ngặt.Khoảng gần 8 giờ sáng, nhiều thanh niên bắt đầu có mặt ở khu vực Điện Biên Phủ gần đường Hoàng Diệu với dáng vẻ âm thầm bí mật, bên trong áo khoác lấp ló màu đỏ, băng-rôn, khẩu hiệu cuộn tròn trong túi kín.Nghe thấy cả tiếng nói vào máy di động gọi nhau đi ăn “lẩu Trung quốc” ở Hoàng Diệu, “hôm nay nồi lẩu chắc to lắm!”. Các nhân viên công lực và thường phục càng dày đặc hơn. Có bạn trẻ cảnh báo “có thể hôm nay họ làm mạnh đấy”.Sau đó là cảnh các nhân viên công lực, nhiều người với khuôn mặt sát khí, xô tới, ngăn cản, xô đẩy vài thanh niên đang từ tốn tiến bước trên vỉa hè về phía đại sứ quán, nơi cách cổng đại sứ quán Trung quốc khoảng 100 m. Hầu như chưa ai kịp trương khẩu hiệu, băng rôn mà sau đó tất cả đều bị giật mất bởi hoặc trước mắt những người mặc sắc phục cảnh sát nhân dân, những dòng chữ trên các băng-rôn, khẩu hiệu chỉ là “Chống xâm lấn”, “Yêu cầu Trung quốc tôn trọng Việt nam, chấp hành luật pháp quốc tế”, “Đừng coi thường Dân Việt nam!”.

Tiếp theo là những tiếng loa phóng thanh inh ỏi “ yêu cầu đám đông giải tán” phát từ các xe đặc chủng có chữ “cảnh sát” bám theo một dòng người tuần tự trên vỉa hè đang hướng xa dần khu vực Hoàng Diệu. Đi bên cạnh là lực lượng công lực sắc phục dữ dằn ép sát, im lặng không hưởng ứng. Rất nhiều nhân viên an ninh thường phục đi lẫn, đi theo, nhiều nhân viên rất trẻ như học sinh cấp 3.Ý muốn bày tỏ sự phản đối của đoàn biểu tình trước cơ quan ngoại giao của của chính quyền nước xâm lấn đã bị Nhà nước ngăn chặn thành công. Tổ quốc đã bị xâm lấn và đang bị đe dọa xâm lấn nhiều hơn, nhưng lòng yêu nước của đoàn biểu tình đã không được Nhà nước đón nhận.'Lễ độ với kẻ xâm lược'? 

Danh dự Tổ quốc đâu còn khi chính sách ngoại giao của Nhà nước dành sự ngạo ngược, hăm dọa để đối đãi lòng yêu nước còn dùng sự nâng niu, lễ độ, từ tốn phản ứng với kẻ xâm lược. Quốc gia Việt nam hiện đang lâm nguy trước ngoại bang và bế tắc trong vấn đề giải quyết.Một điều rõ ràng, toàn bộ chính sách đối ngoại và đối nội của Việt nam hiện nay đều do đảng cộng sản Việt nam thiết kế và thực hiện. Như vậy, chỉ căn cứ vào phản ứng của Nhà nước Việt Nam đối với sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, Đảng cộng sản Việt nam đã không đặt lợi ích Dân tộc, Tổ quốc là lợi ích tối thượng.Nhiều khi đoàn biểu tình vang lên câu hát “ …đường vinh quang xây xác quân thù…Tiến mau ra sa trường. Cùng tiến lên. Cùng tiến lên”. 

Nhiều người dân ủng hộ đoàn biểu tình bằng thái độ rất muốn chiến với Trung quốc.Việt Nam sẽ đi về đâu khi vết thương chiến tranh vẫn còn nhức nhối lại cổ vũ cho một cuộc ra trận mới? Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, không một nhà lý luận, một lãnh đạo quân sự tài ba nào dám cho rằng Việt Nam sẽ thành công khi viện tới giải pháp quân sự.Quốc gia Việt Nam hiện đang lâm nguy trước ngoại bang và bế tắc trong vấn đề giải quyết. Bế tắc không nằm ở việc tìm giải pháp. Bế tắc đang nằm chính ở mối quan hệ giữa hệ thống cầm quyền (giới lãnh đạo) với nhân dân. Khi Nhà nước nắm mọi quyền lực đang có biểu hiện muốn che giấu, tảng lờ sự thôn tính của ngoại bang thì Nhân dân không quyền lực lại hết sức bức xúc, lo lắng.Cùng xây niềm tinTrong trường lịch sử của mình, dân tộc Việt đã biết bao lần phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn “ Hoà” hay “ Chiến”, nhưng chưa bao giờ giới cầm quyền lại có thái độ ngoảnh mặt, hắt hủi nhân dân trước vấn đề hệ trọng tới chủ quyền bờ cõi của tổ tiên như những biểu hiện đang xảy ra hiện nay. 

Đất nước Việt nam đang có biểu hiện ở một tình thế khẩn cấp. Khẩn cấp không bởi chúng ta đã bị thôn tính về đất, biển, Hoàng Sa và một phần Trường Sa, vì với bối cảnh thế giới hiện nay sẽ không thể có một cuộc tấn công ồ ạt vào Việt Nam như trong quá khứ. Khẩn cấp bởi đất nước đang bị thôn tính dần từ bên ngoài và bị uy hiếp ngay từ bên trong. Mất một phần bờ cõi về tay ngoại bang liệu có kém hệ lụy hơn việc người dân không có quyền sỡ hữu đất đai do chính tổ tiên để lại? Đất nước đang trở thành một mối lợi cho các thế lực nội xâm câu kết với ngoại xâm khai thác, bất chấp lợi ích dân tộc. 

Sự xâm lấn một hay vài hòn đảo chỉ là một biểu hiện. Sẽ khó giải quyết được việc đất nước bị thôn tính nếu không hoá giải được vấn nạn trong nội bộ đất nước. Bộ máy cầm quyền dù lớn mạnh, phức tạp, chặt chẽ đến mấy cũng là tập hợp của các cá nhân với những suy nghĩ, tư tưởng không hoàn toàn đồng nhất.Tôi muốn tin rằng trong số 14 ủy viên bộ chính trị, 181 ủy viên trung ương và khoảng 3 triệu đảng viên của đảng cộng sản Việt nam vẫn có những con tim thấy nhói khi danh dự Tổ quốc bị xúc phạm, có những bộ óc tỉnh táo để từ chối và chống lại âm mưu bán nước.Tôi muốn tin rằng trong những tình huống lâm nguy mỗi người dân Việt nam lại nhận ra được bổn phận khẩn cấp phải lên tiếng, hành động để cứu nguy cho dân tộc. 

Tôi muốn tin rằng những người yêu nước bất kể chính kiến sẽ cùng nhau tìm hiểu để xác quyết thể chế chính trị dân chủ dung dưỡng mọi đảng phái, thừa nhận các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo sẽ là cơ chế xây dựng một đất nước vững mạnh không chỉ bảo vệ được nguyên trạng lãnh thổ mà còn có thể lấy lại được những phần đã mất chỉ bằng những diễn biến hoàn toàn hoà bình.Niềm tin có thể bị “phản trắc” bởi sự thật trần trụi, nhưng có những tiến bộ, sự sống còn gang tấc chỉ đạt được khi người ta còn tin rằng vẫn có thể và tận lực cho niềm tin đó.

Phạm Hồng Sơn
20/12/2007

BBC Vietngu dang ngay 20/12/2007.