Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Cập nhật về người mẹ tự thiêu. Update on the self-immolated mother

(Bilingual)

Dân Làm Báo  Tin và hình cập nhật lúc 03:30 sáng, 31/07/2012:

Sau khi đã đưa xác bà Đặng Thị Kim Liêng về nhà xác bệnh viện tỉnh Bạc Liêu, hai người con của nạn nhân bị chính quyền địa phương ép buộc phải ở lại. Phía CA, chính quyền yêu cầu hai người con bà Liêng là chị Tạ Khởi Phụng và anh Tạ Hòa Phú phải ký cam kết "không khiếu nại" thì mới cho gia đình mang xác nạn nhân về.

Hai người con của nạn nhân vì thương mẹ nên buộc phải ký giấy cam kết. Khoảng 21 giờ tối ngày 30/07, thi hài nạn nhân Đặng Thị Kim Liêng đã được đưa về nhà cử hành tang lễ.

Khi vừa về đến nhà, đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt rất nhanh. Quanh nhà công an đứng đầy đầu ngõ. Luôn có mặt 3 người phụ nữ lạ mặt theo sát những người thân của gia đình nạn nhân để theo dõi và nghe ngóng.

Vì hoàn cảnh gia đình chị Tạ Phong Tần đang rất khó khăn, những người thân và bạn bè của chị Tần đã nhanh chóng có mặt để cùng gia đình hỗ trợ lo tang lễ cho bà Đặng Thị Kim Liêng.

Dự kiến, ngày 15 âm lịch sắp tới, tức ngày 02/08/2012, gia đình sẽ tổ chức đưa nạn nhân đi an táng.


Địa chỉ gia đình chị Tạ Phong Tần tại Bạc Liêu: 

38/9, đường Hậu Hòa Bình, Khóm 8, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu 
(Bà Đặng Thị Kim Liêng hưởng thọ 64 tuổi)

Dân Làm Báo updated at 03:30 am July 31, 2012: 

After being forced to sign a commitment of "No complaint" the family of the self-immolated  deceased mother succeeded in bringing the body home at about 21:00 pm July 30, 2012. The funeral ceremony plans to be held on August 02, 2012 at home, 38/9 Hậu Hòa Bình Road, Group 8, Precinct 1, Bac lieu City. The mother died at the age of 64.

Many sympathizers and supporters have come to the family and several officials or plain-clothes policemen are also watching the family closely. 

(Brief translation by Như Cây Tre Việt Nam)

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Mẹ Tạ Phong Tần qua đời. The self-immolated mother died


Photo: On the net

(Bilingual)

Như tin đã đưa trong entry trước bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần, sáng sớm nay (khoảng trước 09h, ngày 30/07/2012) đã tự thiêu tại khu vực hành chính thành phố Bạc Liêu để phản đối việc bắt giữ chị Tạ Phong Tần và (có thể) vì những bức xúc khác về công lý. Sau vài giờ cấp cứu tại bệnh viện với sự khống chế của cơ quan chức năng, bà Đặng Thị Kim Liêng đã qua đời vào khoảng trước 15h30 phút cùng ngày. 

Thành kính và Khâm phục linh hồn bà Đặng Thị Kim Liêng-mẹ chị Tạ Phong Tần, một phụ nữ can trường!

The mother of the arrested blogger Ta Phong Tan just passed away after her this-morning self-immolation against the arbitrary imprisonment of her daughter and  perhaps against another injustice.

Great respect and condolences to her soul and relatives!

Mẹ Tạ Phong Tần tự thiêu. Self-immolation of the mother of Ta Phong Tan


Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Sự chuyển mình của thế giới Ả-rập

Journal of Democracy (Tạp chí Dân chủ) số mới nhất 07/2012 vừa có bài "The Transformation of the Arab World" (Sự chuyển mình của thế giới Ả-rập) của Olivier Roy, giáo sư chính trị học và xã hội học tại Viện Đại học Châu Âu ở Florence, Ý. Olivier Roy viết: “Trong cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập đã xảy ra những điều không thể đảo ngược được. Bất kể điều gì sẽ đến tiếp theo, tốt hay xấu, chúng ta cũng đang được chứng kiến sự khởi đầu của một quá trình mà dân chủ đã bắt đầu bén rễ vào các xã hội Ả-rập.

Như Cây Tre Việt Nam đã dịch phần “A world of change” của bài viết trên sang tiếng Việt. Xin trân trọng giới thiệu:

Một thế giới đang chuyển mình

Động lực đầu tiên của sự chuyển mình đó đến từ vấn đề dân số học. Như Philippe Fargues đã chứng minh, hiện cả thế giới Ả-rập đang có sự suy giảm mạnh về tỷ lệ sinh đẻ.[i] Tốc độ tăng trưởng dân số ở Tunisia còn thấp hơn cả ở Pháp kể từ năm 2000 đến nay. Trong khi đó giới nữ lại đã đi học ở cấp đại học và đi làm. Còn giới trẻ thì được học nhiều hơn cha mẹ chúng nhưng lại lập gia đình muộn hơn. Khoảng cách về tuổi tác và học vấn giữa vợ và chồng không còn quá xa cách nữa. Số con trong một gia đình lại ít dần đi và kiểu gia đình hạt nhân bố mẹ-con cái đang thay thế cho kiểu gia đình cồng kềnh gồm nhiều thế hệ. Điện thoại di động, chương trình TV vệ tinh và Internet đã giúp giới trẻ tiếp xúc, hội họp và tranh luận với nhau dễ dàng hơn và quan trọng hơn là các trao đổi, tranh luận được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng hơn là theo kiểu áp đặt, kiểu rót kiến thức từ trên xuống một cách độc đoán. Giới trẻ không còn bị bó chặt vào đầu óc gia trưởng và các tập quán cổ hủ - những cái đã thể hiện không đủ khả năng để giải quyết những vấn đề, những đòi hỏi của các xã hội Trung Đông đương thời.

Từ những thay đổi trong lĩnh vực dân số là các thay đổi về văn hóa chính trị. Giới trẻ đã trở nên cá nhân hóa hơn và không dễ bị lôi kéo bởi các tuyên truyền có tính ý thức hệ dù là Hồi giáo hay dân tộc. Cùng với sự suy thoái của tinh thần gia trưởng là sự suy sụp của sự hấp dẫn, cuốn hút của các thủ lĩnh ăn to, nói lớn, có tài hùng biện. Thất bại của nền chính trị kiểu Hồi giáo, mà tôi đã chỉ ra cách đây 20 năm, đã trông thấy rõ ràng.[ii]

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các đảng chính trị Hồi giáo sẽ vắng mặt trên sân khấu chính trị, mà ngược lại là đằng khác. Nhưng lý tưởng của họ về một “nhà nước Hồi giáo” tuyệt hảo đã không còn uy tín gì nữa. Không những thế ý thức hệ Hồi giáo hiện còn phải vật lộn với hai yêu sách khác: yêu cầu dân chủ hóa – những yêu sách bác bỏ sự độc quyền về quyền lực bởi bất kỳ một đảng hay một tư tưởng nào, và những tuyên bố của những người theo giáo phái Salafist tân chính thống (neofundamentalist Salafists) đang đòi hỏi chỉ có cái cá nhân nghiêm khắc làm cốt lõi cho việc tế tự mới có thể làm nền tảng cho một “xã hội Hồi giáo”. Thậm chí ngay cả trong tổ chức Anh em Hồi giáo (Muslim Brothers), các thành viên trẻ tuổi cũng đã bác bỏ sự tuân phục mù quáng đối với lãnh đạo. Thế hệ Hồi giáo mới đang đòi hỏi phải được tranh luận, đang yêu cầu phải có tự do, dân chủ và có cách quản trị xã hội một cách tử tế.

Nhưng sự lôi cuốn của dân chủ ở đây lại không phải đến từ sự xuất khẩu quan niệm dân chủ từ phương Tây giống như sự hình dung của những người đã từng ủng hộ việc can thiệp của Mỹ vào Iraq. Sự lôi cuốn đó chỉ là hệ quả hệ chính trị của những thay đổi trong lĩnh vực xã hội và văn hóa của chính các xã hội Ả-rập (cho dù các thay đổi đó, đương nhiên, là một phần của quá trình toàn cầu hóa).

Chính xác là chính vì Mùa xuân Ả-rập là sự nối tiếp của các chồng chất rối loạn bạo lực ngay tại bản địa, xoay quanh cái lõi nhà nước-dân tộc đặc thù và tách rời khỏi các xâm lấn phương Tây, mà dân chủ đã được người dân nhìn nhận như một giá trị vừa đáng khao khát lại vừa được thừa nhận là thích hợp với họ. Đó cũng là lý do vì sao mà những lễ nghi rất trang nghiêm đã từng được tiến hành để tố cáo kịch liệt chủ nghĩa đế quốc – như những kiểu lên án cho rằng chủ nghĩa phục quốc Do thái là nguồn gốc của những bất ổn tại thế giới Ả-rập - đã vắng mặt hoàn toàn một cách hết sức ngoạn mục trong các các cuộc biểu tình vừa qua tại Ả-rập. Điều đó cũng lý giải cho sự vắng mặt hoàn toàn của al-Quaeda trong bức tranh toàn cảnh của Mùa xuân Ả-rập: giáo phái Jihad đã bị bật gốc ở mức độ toàn cầu không còn là mô hình hấp dẫn đối với các nhà hoạt động trẻ tuổi của thế giới Ả-rập nữa và Jihad cũng đã thất bại trong việc tuyển mộ các chiến binh cho các đặc vụ toàn cầu (al-Quaeda tại Iraq đã bị các chiến binh địa phương trục xuất khỏi Iraq). Trên thực tế, al-Quaeda chỉ còn tồn tại được ở các khu vực riềm lề trong thế giới Ả-rập như Somalia, Yemen và Sahel. Nói một cách ngắn gọn thì al-Quaeda hiện chỉ là một phần của thứ văn hóa chính trị lỗi thời- “chủ nghĩa chống đế quốc” – cái mà thế giới Ả-rập tại Trung Đông đang bỏ lại phía sau.

Dĩ nhiên, các thay đổi về mặt xã hội không hoàn toàn là bằng phẳng và thuần nhất và cũng không nhất thiết sẽ làm gia tăng “đầu óc dân chủ”. Tác động về dân chủ của chúng được thấy sớm nhất, rộng nhất và mạnh nhất ở các thành phố lớn và ở trong giới trẻ có học đồng thời có sự tiếp cận được với Internet. Tuy nhiên vẫn có thể có những người khác lại cảm thấy bị loại ra ngoài những ảnh hưởng tích cực đó, như những người sống ở các vùng nông thôn của Ai-cập, những thị dân thất nghiệp ở miền nam của Tunisia hoặc những chủ cửa hiệu, những người buôn bán, kinh doanh lại sợ biến động chính trị sẽ làm hỏng công việc của họ hoặc thậm chí có cả những người có đầu óc bảo thủ cảm thấy khó chịu đối với những biểu hiện về tình dục dễ dãi của một số người biểu tình. Và còn nhiều thứ khác nữa.

Tóm lại, Mùa xuân Ả-rập mới che đi được những mảng lớn của cái nền móng bảo thủ trong các xã hội Ả-rập. Nhưng chúng ta có thể thấy ngay cả một số những góc rất bảo thủ trong cái nền móng đó cũng đang phải tham dự vào trào lưu cá nhân hóa. Một nghiên cứu thực địa nổi tiếng gần đây đã cho thấy nhiều dân làng ở Ai-cập đã gạt tên các thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo (Muslim Brothers) trong cuộc bầu cử vừa qua vì các thành viên đó đã thể hiện quá hẹp hòi trong vấn đề đoàn kết và có tư tưởng lãnh đạo theo kiểu quá tập trung.[iii]

Những cử tri tôn giáo và thường được coi là có đầu óc bảo thủ đó lại thích bầu cho nhóm Salafist vì họ thấy nhóm này có quan điểm cởi mở hơn về chính trị. Sự ủng hộ mới đây, dù ngắn ngủi, của Đảng Salafist al-Nur cho ứng cử viên tổng thống Abdel Moneim Abul Futuh (là cựu thành viên của Muslim Brothers) –với tư cách ứng cử viên tự do- đã cho thấy nhận thức chính trị của những dân làng đó có thể đã có những biến đổi quan trọng.

Sự thay đổi trong thế giới Ả-rập cũng làm biến đổi cả tôn giáo. Salafist, giống như những người theo trường phái tân-chính thống ở những nơi khác, đang thể hiện tôn giáo qua một diện mạo mới - như một bộ luật, một bộ các qui chuẩn rành mạch nhưng tách rời khỏi truyền thống và văn hóa. Vì vậy nhóm chính trị Hồi giáo này cũng đã được đánh giá là không phải thuộc cái di sản cực đoan của Hồi giáo truyền thống mà là những người muốn làm cho Hồi giáo thích nghi với sự hiện đại và quá trình toàn cầu hóa.[iv]

Đương nhiên, sự thích nghi đó không nên hiểu theo nghĩa thần học – một đề xuất mới về tôn giáo-mà nên hiểu theo tính chất hùng hồn của giáo lý và sự ngoan đạo. Như vậy, làn sóng tái Hồi giáo hóa hiện nay (tại thế giới Ả-rập-ND) đang âm thầm chuyên chở một yếu tố hết sức quan trọng: một thúc đẩy thêm cho việc đa dạng hóa và cá nhân hóa lãnh địa tôn giáo trong thế giới Ả-rập.

Tuy nhiên, Hồi giáo, với tư cách là một thực thể thần học, thì chưa thay đổi nhưng tính mộ đạo của nó thì đã biến đổi. Và tính mộ đạo đó, dù là tự do hay không, thì cũng đang thể hiện sự tương thích với quá trình dân chủ hóa bởi nó đang tách dần đức tin cá nhân ra khỏi những tập quán cũ, khỏi bản sắc tập thể và rời khỏi những quyền thế áp đặt từ bên ngoài. Những quyền thế tôn giáo thường lệ (ulama và các thủ lĩnh Hồi giáo) đang mất đi rất nhiều tính chính danh trong xu thế đang lên của những thủ lĩnh tự phong, những người thường tự khai mở cho bản thân về tôn giáo.

Giới trẻ Hồi giáo “mới tái sinh” đã vừa tìm thấy được con đường riêng của họ bằng cách lướt mạng Internet hay tham gia vào các nhóm đồng đẳng tại địa phương. Giới trẻ Hồi giáo đó đã dám lên tiếng phê phán cái văn hóa Hồi giáo của bậc phụ huynh và thế hệ trẻ đó đang cố  xây dựng cho họ một loại Hồi giáo riêng – loại nhấn mạnh vào đức tin hơn là sự kế thừa. Như vậy, một điều rõ ràng đang cho thấy là tôn giáo ở thế giới Ả-rập đang ngày càng trở thành một sự lựa chọn cá nhân, dù là lựa chọn kiểu nghiêm ngặt của Salafist hay là lựa chọn theo kiểu hỗn hợp nhưng lỏng lẻo. Và còn có cả những người đang mong muốn đổi đạo-chuyển đổi hẳn sang các đạo khác nữa.○

Người dịch: Phạm Hồng Sơn


[i] Philippe Fargues, Générations arabes: L’Alchimie du nombre (Paris: Fayard, 2000)
[ii] Olivier Roy, The Failure of Political Islam, trans. Carol Volk (Cambridge: Harvard
University Press, 1994).
[iii] Yasmine Moataz Ahmed, “Who Do Egypt’s Villagers Vote For? And Why?” Egypt
Independent, 10 April 2012.
[iv] Olivier Roy, Globalized Islam: The Search for a New Ummah (New York: Columbia
University Press, 2004).

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Về phiên tòa xử ba thành viên Câu lạc bộ Nhà báo tự do. The imminent trial of the Club of Free Journalists.


(Bilingual)

Về phiên tòa xử ba thành viên Câu lạc bộ Nhà báo tự do, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần, ông Phan Thanh Hải (Anh Ba Saigon).

Theo một trao đổi vừa mới thực hiện với Luật sư Hà Huy Sơn-đại diện pháp lý, người sẽ bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) - chúng tôi được biết:

Quyết định xét xử đã ghi rõ:

  1. Ngày mở phiên tòa (sơ thẩm): 08h ngày 07/08/2012 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận I.
  2. Thành phần tham gia tố tụng:
Chủ tọa phiên tòa: Thẩm phán Vũ Phi Long.
Hội thẩm nhân dân: Bùi Quang Việt, Đặng Phi Công.
Thư ký phiên tòa: Hà Đình Lăng.
Kiểm sát viên: Nguyễn Quang Vinh.
Cùng ba bị cáo: Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và những luật sư bào chữa, đại diện pháp lý cho các bị cáo.
“Người  làm chứng”: (để trống)

  1. “VỤ ÁN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG KHAI”.
Như vậy việc người dân, bất kể ai (là người thân hay không thân), đều có quyền được tự do tham dự (chứng kiến) phiên tòa này là điều đương nhiên, vì đó là PHIÊN TÒA CÔNG KHAI.

Việc đến tham dự phiên tòa không chỉ là sự biểu tỏ ủng hộ những người đã dấn thân cho tự do của đất nước, một hành động góp phần bảo vệ pháp luật mà còn là một sự thực hành thiết thực, một xác quyết quyền tự do đã được luật pháp qui định.


Photo: http://danlambaovn.blogspot.com/ 

The imminent trial of Mr. Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay), Ms. Ta Phong Tan and Mr. Phan Thanh Hai (aka AnhBaSaigon), members of the Club of Free Journalists:

According to Lawyer Ha Huy Son, the legal representative of the accused Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay), the decision to hold a trial states:

  1. The hearing will begin at 08:00 am on August 07, 2012 in People’s Court of Ho Chi Minh City at 131 Nam Ky Khoi Nghia, Ben Nghe Precinct, District I, Ho Chi Minh City.
  2. Participants in legal proceedings:
-          Chairman of the trial: Judge Vu Phi Long
-          Lay assessors: Bui Quang Viet, Dang Phi Cong.
-          Clerk: Ha Dinh Lang.
-          Prosecutor: Nguyen Quang Vinh.
-        Accused: Nguyen Van Hai, Ta Phong Tan, Phan Thanh Hai along with their legal representatives.
-          Witnesses: (NA)
3. The hearing will be held PUBLIC