Luôn có một Hội Ái Hữu (nhân một bài báo trên An ninh thế giới)
Trân trọng gửi tới:
- Nhà báo Hoà Xuân, tác giả bài báo “Huỳnh Văn Ba đội lốt tu hành chống đối chính quyền” trên báo An ninh thế giới ra ngày 07/11/2007.- Ban biên tập báo An ninh thế giới, Công an nhân dân.- Bộ công an.- Các cơ quan ngôn luận trong và ngoài nước.- Mọi cá nhân quan tâm.
Thưa tác giả Hoà Xuân,Đọc bài báo của anh (chị) vừa đăng trên tờ An ninh thế giới (chuyên đề của báo Công an nhân dân) với những thông tin sai lệch, không đúng sự thật và khiếm nhã, tôi không cảm thấy ngạc nhiên hay tức giận, vì tôi hiểu chừng nào thể chế chính trị độc đảng hiện nay còn tồn tại (mọi quyền lực và quyền lợi đều do đảng cộng sản kiểm soát và ban phát) thì sẽ vẫn còn những người vì lợi/ngộ nhận tiếp tay với chính quyền để đánh lạc hướng dư luận đối với những đồng bào dám nói lên chính kiến phản đối chế độ độc đảng, đòi hỏi thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên cho Việt nam. Thưa anh ( chị) Hoà Xuân, đất nước Việt nam chúng ta, dù còn trong chế độ độc đảng, nhưng đã có những bước tiến ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới văn minh, việc trở thành thành viên của WTO cách đây một năm và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào ngày 16/10/2007 vừa qua là một minh chứng. Xu thế hội nhập đó sẽ là khởi đầu của một xu thế dân chủ không thể đảo ngược để tiến đến một Nhà nước Pháp quyền (chính quyền do dân bầu lên và mọi quyền hạn, hành xử của chính quyền phải tuân thủ pháp luật) nhằm đảm bảo cho mọi công dân được thực hiện những quyền tự do cơ bản của con người như Tự do ngôn luận (người dân có quyền tự làm báo), Tự do lập hội (bao gồm cả đảng chính trị), Tự do tôn giáo,…Thể chế chính trị đó sẽ mang lại lợi ích và tình thân ái cho mọi người dân Việt nam chúng ta không phân biệt tầng lớp, giai cấp hay đảng phái. Rất đáng tiếc, xu thế tiến bộ đó vẫn còn bị nhiều cá nhân ngăn cản, chống phá vì lợi ích riêng trước mắt của cá nhân họ, trong đó có nhiều tác giả viết trên tờ An ninh thế giới.Về bài báo của anh (chị) vừa đăng, tôi xin trao đổi một số điểm sau đây:1. Anh (chị) đã dùng từ đáng hoan nghênh khi viết “quân đội Sài gòn cũ”, khác với cách dùng từ mạ lỵ của nhiều người khi nói về một chính thể cũng của người Việt nam chúng ta tại miền nam Việt nam thời kỳ 1954 -1975 (là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác trước chính thể tại miền bắc chúng ta).2. Những thông tin anh (chị) viết về Thượng tọa Thích Thiện Minh (thế danh Huỳnh Văn Ba) có tính chất chụp mũ (vu khống) như “ đội lốt tu hành, chống chính quyền”, nhiều thông tin bị bịa đặt hoàn toàn. Như thế anh (chị) đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp hàng đầu của người làm báo là tôn trọng sự thật và vi phạm điều 122 bộ Luật hình sự (tội vu khống). Tương tự, báo An ninh thế giới cũng đăng tải nhiều bài báo nhằm vu khống, bôi nhọ nhân phẩm của nhiều đồng bào yêu nước khác, nhưng không đăng các bài báo phản biện, phản hồi. Tôi sẵn sàng chứng minh trước công luận nhận định này nếu có cơ hội.Nếu anh (chị) không thấy Thượng tọa Thích Thiện Minh phản hồi những thông tin sai lệch của anh (chị), anh (chị) cũng không nên ngạc nhiên vì đạo nhà Phật có câu :” Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa xả”.Đối với cá nhân tôi và nhiều người khác, Thượng tọa Thích Thiện Minh là một tu sĩ phật giáo yêu nước, có ý chí kiên cường trước bạo quyền, có một tấm lòng từ bi, độ lượng. Nhiều thông tin trong bài viết của anh (chị) cũng (vô tình?) chứng tỏ điều đó. Ở đây tôi xin trích đăng một đoạn nguyên văn trong cuốn hồi ký 26 năm lưu đày của Thượng tọa:“Cuối cùng tôi nguyện cầu mười phương chư Phật khai thị Phật tánh cố hữu của những tư tưởng bảo thủ trong Đảng CSVN, sớm giải thoát khỏi phiền trược, dứt bỏ ác nghiệp cơ cầu, hồi tâm chuyển ý, quay về nẻo thiện để đưa Dân Tộc, Tổ Quốc Việt Nam ngày càng thăng hoa phát triển.” (tr. 256). Một con người nhỏ bé, không quyền lực, vừa trải qua 26 năm (hai mươi sáu năm) trong nhà tù ác nghiệt mà vẫn giữ được một tâm thế bình thản, vững chãi, nhân ái với người đã đày đọa mình, vẫn khắc khoải với đất nước như thế, chắc chắn phải có một tinh thần lớn mạnh và bao dung vô cùng. Anh (chị) có thấy rõ sự tương phản với những gương mặt thất thần, những lời trốn tránh, van xin của các vị đảng viên cộng sản đứng trước vành móng ngựa thời gian gần đây?3. Về Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo mà anh (chị) đề cập (tên đầy đủ phải là “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam”):- Anh (chị) viết: “ “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo” do ông ta nặn ra”: anh (chị) đã dùng từ bôi bác (“nặn”) đối với quyền tự do lập hội của công dân đã được qui định tại điều 69 Hiến pháp hiện nay và vô hình chung đã xúc phạm cả những tổ chức, hội đoàn khác của người Việt nam chúng ta như “Tâm tâm xã”, “Thanh niên cách mạng đồng chí hội” hay “Đảng cộng sản đông dương”. Chúng ta nên có tinh thần tôn trọng một cách bình đẳng đối với mọi hội đoàn, tổ chức không nên vì đảng phái, khác biệt chính kiến mà bôi bác, mạ lỵ.- Anh ( chị) viết “Bản chất của “ Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo” có thể tóm gọn trong mấy chữ: Đó là xoá bỏ điều 4 Hiến pháp, xoá bỏ Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam.” Thưa anh (chị) Hoà Xuân, điều “tóm gọn” của anh (chị) là hoàn toàn sai sự thật. Sự thật là chúng tôi (những thành viên và ban cố vấn, điều hành của Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt nam) đều có chính kiến đề nghị xoá bỏ điều 04 Hiến pháp hiện hành và tiến tới thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên cho Việt nam trên tinh thần hoà bình, chuyển đổi Nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo hiện nay thành một Nhà nước Pháp quyền thực sự do dân bầu lên, nhưng tôn chỉ và mục đích của Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt nam đã được xác quyết rõ như sau:
Tôn Chỉ và Mục Đích của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam là: - nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính Trị, Lương Tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm;- Giao lưu, hỗ tương và vận động với các tổ chức Từ Thiện, các tổ chức xã hội, và y tế quốc tế để trợ giúp thuốc men, y tế… Từng bước tạo công ăn việc làm để các tù nhân ổn định cuộc sống. Hội có phương hướng đoàn kết rộng rãi để phát huy tính ái hữu ngày càng thêm lớn mạnh;- Hội quan tâm đến đời sống, bệnh tật, già yếu, quá vãng của Hội Viên .v.v… Đồng thời giúp đỡ đến con cái của các Tù Nhân Chính Trị đã chết trong các nhà tù, đã chết sau khi ra khỏi tù. Con cái của các tù nhân nầy sẽ được xem như Hội Viên cảm tình của Hội;- Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam từng bước hoạt động thật vững chắc vì mang tính lịch sử và lâu dài;- Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam ủng hộ tiến trình dân chủ hoá đất nước, nhằm góp phần xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng và hạnh phúc cho Dân tộc Việt Nam;- Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam sẽ bênh vực và bảo vệ Hội Viên khi bị bất cứ ai sách nhiễu, khủng bố, hành hung, đe dọa, bị chiếm đoạt tài sản, bắt giam trái phép hay hãm hại dưới mọi hình thức.Việc bênh vực và bảo vệ lẫn nhau trong Hội cũng là nghĩa vụ của tất cả Hội Viên.
( Trích điều 04 của Bản điều lệ Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam. Website: www.vprpfa.org)
-Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam cho đến nay mới thành lập được hơn một năm, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi có thể tự hào đây là một Hội đã qui tụ và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều thành phần trong xã hội từ những cựu đảng viên cộng sản tới những người không cộng sản, những cựu viên chức thuộc chính quyền Việt nam cộng hoà trước đây cũng như các cựu viên chức trong chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, từ đồng bào ở trong nước và nước ngoài. Trong đó có nhiều vị không chỉ dũng cảm xả thân trong các cuộc chiến chống thực dân ngoại xâm mà còn dũng cảm trong cuộc chiến chống giặc nội xâm, độc tài hiện nay. Có nhiều vị đã từng giữ những vị trí lãnh đạo cao cấp trong lực lượng công an nhân dân (bộ chủ quản của báo Công an nhân dân và An ninh thế giới), quân đội nhân dân. Sự ủng hộ rộng rãi đó là điều minh chứng rõ ràng cho mục đích tốt đẹp, chính yếu của hội là “ đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính Trị, Lương Tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm.”Chúng tôi biết rằng, đối với mỗi cá nhân để nói lên được tiếng nói của lương tâm, để đối mặt với bạo quyền vì quyền lợi chung của đất nước là một quá trình không dễ dàng và khác nhau, nhưng nếu một lúc nào đó anh (chị) hoặc ai đó dám cất lên tiếng nói đứng về phía nhân dân và công lý, dám đối mặt với bạo quyền, anh (chị) hãy tin rằng phía sau anh (chị) luôn có một hội Ái hữu, đó là Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt nam.Trân trọng kính chào. Hà nội ngày 08/11/2007Bác sĩ Phạm Hồng SơnTổng thư ký hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt NamĐịa chỉ nhà riêng: 72 B Thụy Khuê – Hà nội.