Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Chết và thọ - How good not how long

(Bilingual)

Phạm Hồng Sơn

Franz Kafka chết lúc 41 tuổi trong lặng lẽ gần như tuyệt đối, vì không mấy ai biết Kafka là Kafka. Nhưng những trang viết, cả đã in lẫn di cảo, của Kafka, dù sinh thời Kafka cũng coi thường, đã được xếp vào hạng tuyệt phẩm của trí tuệ trong thế kỷ 20.

Évariste Galois vội vã chủ động đón nhận một cái chết rất đau đớn khi đang ở tuổi 21. Nhưng Galois đã thành một tượng đài vĩnh viễn trong toán học.

Vũ Trọng Phụng chết lúc chưa đầy 27 tuổi vào một thứ Sáu, ngày 13 tháng 10 năm 1939. Cả văn đàn nước Việt khi đó chết lặng. Đầu tháng 12, Tao Đàn ra một số đặc biệt: Vũ Trọng Phụng. Trong số đó, Trương Tửu viết: “Tài nghệ ông không làm bằng sự bắt chước. Nó làm bằng kinh nghiệm cá nhân và nỗ lực cá nhân. Bởi vậy, trong đô thành văn học Việt Nam hiện đại, ông giữ riêng một ngọn cờ mà chính tay ông đã dệt thành.” Đó là văn phẩm. Còn nhân phẩm, Ngô Tất Tố kể: “một điều đáng trọng hơn nữa là đời ông luôn luôn thấy sự túng thiếu, nhưng không lúc nào ông tự đem sự túng thiếu của mình mà làm phiền lụy người nào, dù khi túng thiếu cực điểm cũng vậy.” Chưa đầy 2 năm sau, khi dựng bộ Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan hạ bút kết thúc phần Vũ Trọng Phụng: “Về phần ông, tấn tuồng đã xong rồi; ông có thể hoàn toàn sung sướng, vì cái vai trò về đường trí thức và tinh thần của ông, tuy ông đóng không bền, mà đã lỗi lạc, hơn nhiều người múa mang từ lâu trên sân khấu.” Văn tài, tư cách và những nhận định vừa kể không chỉ vẫn sống mà còn xuyên thủng cả khối vùi dập khổng lồ đã được đè xuống bằng thời gian, hiềm tỵ, không gian, cùng những đố kỵ chính trị của độc tài cộng sản. Năm 2002, Peter Zinoman, giáo sư trên đất Hoa Kỳ, đã thừa nhận Vũ Trọng Phụng là người “sớm lộ một tài năng chói lọi” với “sự nhạy bén hiện đại hóa ở mức triệt để”.[i]

Ông Lê Hiếu Đằng, cựu đảng viên cộng sản, đã qua đời ở tuổi 70 vào ngày 22/01/2014. Cái chết của ông Đằng cũng gợi lại sự vô lý nếu tuổi đời cứ muốn xen vào việc định phẩm giá hay định thọ đích thực cho con người. Trong tiểu sử, người ta có thể phải bỏ đi gần hết cuộc đời của một người vì nhiều lý do, nhưng nếu có trí nhớ và còn liêm sỷ, dù ít, không ai lại lược đi đoạn đời gần hai tháng cuối cùng của ông Đằng. Song, sẽ là quá sớm để nói nhiều về ý nghĩa từ đoạn đời ngắn đó. Nhưng ít nhất, cái đoạn chỉ có xấp xỉ hai tháng đó, khi ông Đằng từ hẳn khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể đã góp được phần làm nguôi một lời nguyền đang treo lơ lửng trên đầu nước Việt: 

“Đừng nghe những gì người cộng sản nói, mà hãy xem những việc họ làm.” 

Ông Đằng không chỉ than, không chỉ nói lên nỗi chán Đảng, khinh Đảng mà còn đưa tay, trong đơn độc, phủi cái đảng đó đi trước công luận. Và, cái chết của Ông có thể còn làm rung một lời nguyền khác: “Đa thọ, đa nhục.”○

How good not how long

Pham Hong Son

Mr Le Hieu Dang, aged 70, died of cancer on January 22, 2014 in Saigon. Mr Dang was a Viet Cong – a term referring to Vietnamese southerners who secretly followed the Communist Party of Vietnam (CPV) in invading and taking over the former Republic of Vietnam before 1975. Mr Dang Viet Cong was so fierce that he was once sentenced in absentia to death penalty by the former Republic of Vietnam. Since Saigon collapsed in April 1975 Mr Dang has served as a high-level official in a CPV-controlled umbrella civil organization the Central Committee of the Father Land. 

Mr Dang came out to the public notice few years ago when he joined and spoke for anti-China demonstrations. More noticeably, in August 2013 while being a bed-ridden man of a final phase-cancer Mr Dang issued a call to form another political party to support or compete with the CPV, which has never accepted any political competitions, and on December 04, 2013 he declared self-removing from the CPV. So far there have been many CPV members speaking the same things as Mr Dang but a few defected from the CPV.

Although Mr Dang defected from the CPV for only about two months and never admitted his mistake in following the CPV as other former Viet Cong, like Mr Truong Nhu Tang, Dr Duong Quynh Hoa, Mr Huynh Nhat Hai, Mr Huynh Nhat Tan, did, many people, including pro-democracy activists and former officials of the former Republic of Vietnam – Mr Dang’s former enemy, paid tribute to his life and showed regret over his death.

The death of Mr Dang recalls a truth: for human existence, how good not how long does matter.○





[i] “Phung’s precocious brilliance is widely recognized today”, “his significance lies in a radically modernist sensibility found in his work.”, Peter Zinoman, Vũ Trọng Phụng’s Dumb Luck and the Nature of Vietnamese Modernism, The University of Michigan Press, 2002 (có thể xem trong Dumb Luck: A Novel by Vu Trong Phung, bản in lại của Nxb Lao Động, 2013, trang 23)

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Công lý không cần quị lụy

Phạm Hồng Sơn

Từ trước tới nay chưa thấy một viên công an nào, kể cả cấp tướng, đứng trước tòa (hình sự) mà lại giữ được lấy một phần triệu chất hách thường có khi gặp dân thường. Đoạn clip do Tuổi Trẻ* ghi lại một khúc trong phiên tòa xử vụ đại tá công an, cục phó một Cục của Bộ Công An Dương Tự Trọng với một loạt các công an cấp tá khác cũng không cho thấy điều gì khác. Đó cũng không nằm ngoài qui luật muôn đời, đã hay nạt dưới thì không thể có khí tiết khi gặp kẻ trên.

Điều đáng nói là thái độ của các luật sư thể hiện trong đoạn clip đó rất đáng buồn. Các luật sư đều tỏ một thái độ quá từ tốn đến mức nhún nhường, quị lụy trước hội đồng xét xử. Mỗi phát ngôn của luật sư đều được rào, bọc bằng những chữ “xin phép hội đồng xét xử”, “cảm ơn hội đồng xét xử” với khẩu khí, tư thế rất rụt rè, thương hại. Ngay cả khi “hội đồng xét xử” xâm phạm cắt ngang một cách thô kệch dòng trình bày những chi tiết quan trọng từ nhân chứng, bị cáo cũng không thấy một luật sư nào dám thể hiện sự cự lại.

Đã đành, chốn pháp đình là nơi cần sự nghiêm túc, trịnh trọng hơn bình thường. Đã đành, người văn minh cần phải thể hiện thái độ tôn trọng người điều dẫn một phiên tranh tụng, phân định công lý. Nhưng luật sư, trong ý nghĩa tối cao là tham gia tố tụng để góp phần tìm ra sự thật, xác định đúng-sai, cũng có vai trò bình đẳng hoàn toàn với chủ tọa phiên tòa (hội đồng xét xử) và mọi thành phần tham gia tố tụng khác, chưa nói đến tinh thần nghiêm khắc của luật sư đối với hội đồng xét xử cũng là điều rất cần phải có nếu muốn sự thật không bị vùi dập.

Làm sao có thể kỳ vọng có Công lý khi giới luật sư ngay trong một phiên tòa công khai vẫn sợ hoặc vẫn buộc phải sợ một hội đồng xét xử?

Công lý cần sự nghiêm túc, thẳng thắn chứ không bao giờ cần sự quị lụy, xin xỏ.○


Cập nhật lúc 00:50 (giờ Hà nội) ngày 09/01/2013: Clip này đã không còn trên Tuổi Trẻ. Quí vị có thể xem một clip khác tương tự tại đây hoặc nghe tạm một số âm thanh lời khai của ông Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng tại đây. (Lưu ý: Những clip này đều có thể lại bị biến mất như clip củaTuổi Trẻ.)




Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Luật Hiến pháp và Chính trị học (21/21)

Nguyễn Văn Bông

Xem các phn: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14),(15), (16), (17), (18), (19)(20)

Kính mời quí vị bấm vào đây để xem phần cuối – phần phụ bản - trong bản PDF của toàn bộ tác phẩm.


Nguồn: Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và Chính trị học. In lần thứ hai. Sài Gòn 1969. Bản điện tử và PDF do pro&contra thực hiện.