(Bilingual)
Như quí vị đã biết Sứ quán Úc phối
hợp với Đại diện Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam và năm Sứ quán khác (Hoa Kỳ,
Canada, Na-uy, New Zealand và Thụy-sỹ) tổ chức hội thảo tại Sứ quán Úc: “Truyền
thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” vào lúc 8:30 hôm nay 30/7/2014. Những người tổ chức đã có sáng kiến rất dân chủ và mạnh mẽ: chính
thức mời nhiều người Việt Nam thuộc nhiều thành phần và quan điểm chính trị
khác nhau tham gia Hội thảo, từ đại diện của chính quyền, của Đảng cộng sản
Việt Nam, các tổ chức tự lập và cả các cá nhân độc lập, bất đồng chính kiến.
Tôi là một trong những người được mời nhưng không thể tới dự, như nhiều anh chị
em khác, do chính quyền lại cắt người tới chặn ngay tại nhà từ sáng sớm.
Sau đây là nội dung chính trong bày
tỏ tôi gửi tới ban tổ chức Hội thảo thay cho sự vắng mặt ngoài ý muốn của mình.
Phạm Hồng Sơn
___
Tôi tin tất cả chúng ta sẽ lúng
túng với câu hỏi này: Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam trong một thập
niên qua đã diễn tiến như thế nào?
Còn đây
là cố gắng trả lời ngắn gọn của tôi:
Một: chúng ta có thể khẳng định ngay mà không sợ sai rằng Việt Nam hoàn
toàn không có những tự do đó hoặc tình trạng còn trở nên tồi hơn nếu nhìn vào
cấu trúc căn bản của nền chính trị Việt Nam hoặc xem lại những khung pháp lý
như Điều 4 Hiến pháp mới sửa 2013 hoặc Nghị định 72/CP năm 2013 của Chính phủ Việt Nam.
Hai: chúng ta có thể phải rơi nước mắt nếu nhìn vào danh sách những
người đang bị cầm tù hoặc đang bị quản chế tại gia trên khắp ba miền đất nước
chỉ vì họ đã dám viết, dám bày tỏ theo tiếng nói lương tâm của chính họ một
cách ôn hòa nhưng trái với quan điểm của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam.
Ba: nhưng chúng ta cũng có thể khẳng định các quyền trên tại Việt
Nam trong một thập niên qua đã có tiến bộ đáng kể nếu nhìn vào thực tế của sự
đa dạng về tính chất và số lượng đang nở rộ của những tiếng nói bất đồng hoặc
nếu đọc những trang mạng đăng những quan điểm chính trị ngược với chính quyền
do chính người dân đang sống ở trong nước khởi sự và duy trì. Cách đây 10 năm
những điều vừa kể không thể có.
Ba cách nhìn vừa nói, dù rất thiếu
sót, có thể giúp chúng ta tránh sa vào hai thái cực: bi quan cùng cực hay lạc
quan liều lĩnh về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam– những yếu tố cơ
bản của một hệ thống truyền thông tư nhân – phi nhà nước.
Thực trạng nhân quyền thu nhỏ vừa
nêu cũng làm lộ ra một nghịch lý oái ăm của đất nước Việt Nam chúng tôi: nhu cầu tự do của toàn xã hội Việt Nam đang bị
ngáng trở bởi ý chí chính trị của một nhóm người.
Tuy nhiên, không có con người nào
sinh ra đã biết nói, không một xã hội toàn trị nào lại có hệ thống truyền thông
tư nhân. Muốn lớn khôn, con người không thể không học nói. Để tự do, xã hội
không thể không tạo lập truyền thông tư nhân.
Vì vậy, hội thảo “Truyền thông phi
nhà nước tại Việt Nam hiện nay” do Sứ quán Úc phối hợp với Phái đoàn Liên minh
Châu Âu, Sứ quán Hoa Kỳ, Sứ quán Canada, Sứ quán Na-uy, Sứ quán Thụy-sỹ tổ
chức, là một biểu hiện cụ thể của sự ủng hộ giá trị cho tiến bộ của Việt Nam
chúng tôi. Một cách thẳng thắn, tôi muốn ví hành động đó giống như một thiện
nhân khích lệ một tù nhân bị cấm nói lâu ngày: Hãy nói lên đi!
Dĩ nhiên, “học nói” trong một chế
độ toàn trị không thể chỉ gặp những tiếng cười hân hoan hay sự dịu dàng như trẻ
thơ học nói. Song, nhiều người Việt Nam, tôi đoan chắc, đã thấu hiểu điều này.○
A speech from an absent invited
The Australian Ambassador to
Vietnam, H.E. Mr Hugh Borrowman, in conjunction with his H.E. counterparts from
the EU Delegation, the United States of America, Canada, New Zealand, Norway
and Switzerland, took a bold and democratic initiative to invite a variety of
Vietnamese, who hold different political opinions and come from different social
strata, to attend the Seminar “Non-State Media in Contemporary Vietnam”, to be
held at the Australian Embassy at 8:30 AM July 30, 2014. I was one of these
invited but failed to attend the Seminar due to a repeated prevention made by
the authorities.
The following is a written
statement I sent to the Seminar in place of my absence.
Pham Hong Son
___
We may be confused with
this question: How have the rights to freedom of speech and expression in
Vietnam evolved in the last decade? Here is my brief attempt:
Firstly, we can affirm that there has been absolutely no freedom or the
situation has even worsened, regarding the fundamental pillars of Vietnamese
political system or the legal frameworks such as Article 4 of the newly amended
Constitution or the Decree 72/CP-2013 of Vietnamese Government.
Secondly, it’s depressing to have a
look at the list of those who are in prison or under house arrest for they just
dared to write, to express their non-violent beliefs opposing the political
will of the communist party and the government of Vietnam.
Thirdly, however we cannot deny
that over the last decade the rights to freedom of speech and expression in Vietnam
have progressed considerably in terms of number and diversity of dissidents and
the non-state online pages which hold political dissent and are run by Vietnamese
living inside the country. Ten years ago, those things could not be found.
These three points of view,
although flawed, could stop us from falling into two extremes: bleak pessimism
or reckless optimism about the freedoms of speech and expression in Vietnam –
two essentials for private media.
The aforementioned simplified status
of human rights in Vietnam unveils an awkward paradox in our country: the
aspiration to freedom of the whole society has been barred by a small group of
our own people.
However no man is born speaking,
no totalitarian regime accepts private media. To mature, a person must learn to
speak. To be free, a society must establish private media.
For that, the seminar “Non-state
media in contemporary Vietnam”, organized by the Australian Embassy in
conjunction with the foreign missions of the EU Delegation, the United States
of America, Canada, Norway, New Zealand and Switzerland, is a concrete and
valuable support for our country. To be honest, I would imagine the seminar
like an action of a good man encouraging a long-silent prisoner: Speak up
again, please!
Naturally, “learning to speak”
under a totalitarian regime is not always welcome and lauded like a child
learns to speak. But many Vietnamese, I am sure, have understood that.○