Phạm Hồng Sơn
Ngày hôm qua, 21/11/2012, trong kỳ họp thứ 4,
khóa 13, với tỷ lệ 474/478, Quốc hội Việt Nam đã gần như tuyệt đối thông qua
một nghị quyết lịch sử. Nghị quyết này gồm nhiều điểm chi tiết nhằm cụ thể hóa
qui trình cũng như phạm vi, đối tượng mà Quốc hội có thể bãi nhiệm chức vụ.
Nói một cách ngắn gọn và bình dân là: từ 01/02/2013
Quốc hội có thể đuổi việc tất cả công chức chính quyền từ ông thủ tướng,
chủ tịch nước, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cho tới ông chủ tịch phường,
cô thư ký xã. Dĩ nhiên, nghị quyết này không thể áp dụng đối với chức vụ tổng
bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực ra, nghị quyết này chỉ là một cụ thể hóa thêm cho thẩm quyền bãi chức, đuổi việc của Quốc hội đối với các viên chức công quyền thiếu tư cách và/hoặc kém năng lực đã được Hiến pháp (Điều 83 Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung 2001) và chính Luật tổ chức Quốc hội (năm 2002, sửa đổi 2007) đã giao cho từ lâu.
Photo: Internet
|
Như vậy, một trọng trách đã được minh định trên văn bản nhưng chưa bao giờ được
thực thi đã vừa được Quốc hội củng cố thêm cũng bằng văn bản. Việc thực thi lần
này ra sao (nếu có) chắc chắn vẫn còn phải đợi thời gian trả lời.
Nhưng vấn đề quan trọng là nếu chính bản thân Quốc hội thiếu tư cách và/hoặc mất năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước” (Điều 83 Hiến pháp), thì Quốc hội có tự bãi nhiệm, từ chức không?
Nếu không, làm sao Quốc hội có đủ tư cách, uy lực để phán xét, buộc người khác từ chức?
Khi một quốc hội đã không dám cất tiếng phản đối kẻ sỷ nhục quốc thể, xâm lấn chủ quyền quốc gia, một quốc hội chưa bao giờ cứu xét những tiếng kêu oán thán của dân chỉ cách tòa nhà quốc hội vài bước chân, một quốc hội đã hoàn toàn im lặng trước lời mời thống thiết hãy “vi hành” với dân có là một quốc hội còn liêm sỷ hay đủ năng lực?○
Nguồn: Facebook Pham Hong Son