Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Lo

Phạm Hồng Sơn

“Lời kêu gọi Tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại Hà Nội và Sài Gòn” của nhóm No-U Hà Nội (được đăng tải trên nhiều trang mạng), ngoài nội dung chính nhằm xiển dương tinh thần yêu nước, chống sự xâm lấn của Trung Cộng (Trung Hoa Cộng sản), có hai thông điệp tôi cho là rất đáng bàn:

    1.  phần cuối lời kêu gọi có câu mang tính hiệu triệu: “…, để khẳng định dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục ngoại bang,..”

Đọc câu này và nhìn sang nước Nga hiện nay chúng ta có thể hiểu được tại sao nước Nga vẫn mãi chìm đắm trong nền chính trị độc tài hậu cộng sản và hiểu được tại sao Putin – một độc tài lỳ lợm, ác độc – lại đang tận hưởng chỉ số tín nhiệm cao vọt từ chính dân Nga sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào chính thể độc tài của Putin.

Cũng chỉ nhìn một cách hạn hẹp, riêng trong lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20, chúng ta cũng thấy rõ, cái bi kịch hiện nay của Việt Nam cũng một phần lớn là vì nhiều người đã nghe theo Đảng Cộng sản Việt Nam quyết “không khuất phục ngoại bang” Pháp, Mỹ (và “ngụy-tay sai của ngoại bang”). Thử đặt một giả định: “Nếu nhân dân miền Bắc (và cả một phần miền Nam) không nghe theo Đảng Cộng sản Việt Nam để quyết “không khuất phục ngoại bang” Mỹ hay Pháp thì lịch sử bây giờ ra sao? Việt Nam ngày nay xấu hơn hiện trạng hay sẽ tốt như Nouvelle-Calédonie, Hàn Quốc hay là xấp xỉ Thailand?”

Do đó vấn đề chính và lâu dài của nhân loại không phải là “ngoại bang” hay “nội bang”, “nội tộc” hay “ngoại tộc” mà là có tiến bộ, có dân chủ tự do, có tôn trọng nhân quyền, có mang lại hạnh phúc, phát triển vững bền cho con người hay không.

   2.   Dưới lời kêu gọi có câu:  “Đề nghị các lực lượng công an bảo vệ người dân, xử lý ngay các hiện tượng côn đồ, móc túi, phá đám nếu có.”

Câu này làm tôi liên tưởng tới giọng điệu thường có của các bài viết trên hệ thống truyền thông nhà nước về các “nhà dân chủ”, trong đó phần kết thường cũng có lời kêu gọi “xử lý” các đối tượng mà họ đề cập. Và đặc biệt là từ “phá đám”. Vì “phá đám” là một từ trừu tượng, mơ hồ, thiếu chính xác, có tính qui chụp tạo ra một ác cảm đối với dư luận. Ví dụ chính quyền độc tài thường tạo dư luận cho những phản biện đối kháng hoặc thậm chí một thái độ sống khác với họ là “phá đám”, nhưng không để cho bàn luận thế nào là “phá đám”, rồi ra tay trấn áp.

Thực ra trong một xã hội dân chủ với tinh thần cơ bản là thượng tôn luật pháp (rule of law), mọi người được sống tự do trong các không gian do pháp luật qui định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không ai có quyền “xử lý” ai cả, kể cả công an. Những người trưởng thành hiểu biết trong xã hội dân chủ đều hiểu rằng mọi hành động của công dân sai hay đúng là căn cứ vào việc đối chiếu với pháp luật (qua một hệ thống tư pháp độc lập và một truyền thông tự do). Nên công dân dân chủ chỉ sợ pháp luật chứ không sợ bất cứ viên chức nhà nước nào, kể cả CÔNG AN. Do đó việc kêu gọi lực lượng công an để “xử lý” ai đó không phải là tư duy của các công dân dân chủ.

Có thể những người soạn thảo e ngại sự chụp mũ của chính quyền nên đưa ra một thông điệp có tính xác định tư cách bản thân là ôn hòa, tôn trọng pháp luật đồng thời cảnh báo chính quyền phải thực thi nhiệm vụ giữ gìn trật tự, pháp luật và không nên tạo ra những hành động xâm phạm các quyền tự do của những người biểu tình ôn hòa như đã từng xảy ra. Nhưng khi kêu gọi « công an » và dùng từ “phá đám”, những người soạn thảo vô tình đã dùng lại một lối tư duy cũ kỹ, thiếu chính xác, thiếu trưởng thành của chính độc tài.

 duy độc đoán, cảm tính, thiếu khoan dung với khác biệt và tinh thần dân tộc thiếu tỉnh táo (unenlightened nationalism) còn rất nặng trong xã hội Việt Nam hiện nay là điều đã rõ. Nhưng điều đáng nói là những thứ đó lại thể hiện  một nhóm “xã hội dân sự” có  nhiều người còn rất trẻ.

Tận dụng truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm (đích thực) của dân tộc để vận động tiến bộ cho xã hội là một phương pháp không sai. Nhưng cách thức đó có những hạn chế, thậm chí là nguy hiểm, vì có thể bị độc tài lợi dụng hoặc rơi trở lại độc tài, nếu chúng ta không để ý tới các tinh thần căn bản của Dân chủ, Nhân quyền.○